Chùa Phổ Minh là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc, vùng quê này là quê hương của các vua nhà Trần. Chùa còn có tên là chùa Tháp. Chùa có từ thời nhà Lí, qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.

Lịch sử

Theo Khiếu Năng Tình thì đây là một ngôi chùa cổ tích được xây từ thời Lí. Chùa được xây dựng trên khu miếu có thế đất hình lực sĩ, phải có nghiên bút, trái có cờ kiếm, sau có cửu tinh thổ phụ, Minh đường nước chảy vòng vo. Khi Không Lộ đắc đạo sang Bắc quốc khuyến giáo đồng đỏ được 1 túi, về đúc An Nam tứ khí, chùa này được sư để cái vạc nặng ngàn quân. Thời Trần vua Nhân Tông sửa lại xuất gia cư trú. Lúc vua mất Anh Tông xây tòa tháp cao 14 tầng gồm 53 thước, chân mỗi bề 10 thước để cất xá lị. Thời Tây Sơn, quan trấn thủ tên là Túc phá đỉnh tháp lấy hồ lô bằng đồng, khi phá tới tầng thứ ba nơi hòm đá, thì thấy có một vật hình dải lụa đỏ bay lên trời, bèn không phá nữa, còn vạc thì vào thời Hồ mặc quân Minh phá ra đúc vũ khí. Nay còn tượng Nhân Tông nhập Niết Bàn, tượng Pháp Loa và Huyền Quang thờ trong nội điện.Tương truyền từ khi đào sông Vị Hoàng tháp ấy tự dưng nghiêng đi, ngôi vua cũng dần dần suy đi đến sụp đổ. Bài Nhàn ngâm của Trần Nhân Tông:

Quan Thế Âm kiều thượng trụ hoa hương,

Vọng Nguyệt lâu lâu trung sử khách lương,

Khang Kiện Thiên Bồi thuyền dạ bạc,

Loading...

Vĩnh An địa tịch vị chiêu hường.

Thủy nhai kinh niệm ngư lại thính,

Sơ điểm chung thanh điểu cận tường.

Thanh đạm đinh ninh vô hệ lụy,

Nam hiên thuấn tức thập niên trường”.

(Lời ngâm lúc nhàn – 1303):

Gần Quan Thế Âm hoa bưởi thơm,

Trong lầu Vọng Nguyệt tự nhiên nhẹ người,

Neo thuyền đêm dạo bước chơi,

Nơi đây yên ổn lâu dài của ta.

Niệm kinh cá dỏng tai nghe,

Khua chuông chim ở chốn xa bay về.

Ở ăn thanh đạm không nề,

Hiên Nam thấm thoát đã vừa mười năm”.

Như vậy có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.

Kiến trúc

Từ ngày xây dựng đến nay chùa Phổ Minh đã trải qua gần một nghìn năm. Suốt trong thời gian đó, chùa đã phải chịu sự tàn phá của quy luật tự nhiên và khách quan nên chùa đã trùng tu và sửa chữa nhiều lần. Nhưng chùa vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo nội công ngoại quốc, bao gồm: Tam quan, nhà bia, tháp, Bái đường, Thiêu hương, g điện, hành lang, Nhà tổ, Phủ mẫu… Chùa trước đây đã có đến hơn 100 pho tượng g đến nay chỉ còn khoảng 50 pho.

Tượng chùa Phổ Minh đẹp vẻ nước sơn, dáng vẻ thần thái, ngự trong không gian hợp với thần bí giản dị ở chốn Phật tiền. Đặc biệt là pho tượng Phật nhập Niết Bàn, tương truyền là Phật hoàng Trần Nhân Tông, những pho tượng khác như Tiện đồng ngọc nữ, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, pho tượng đá và mộ công chúa Mạc người đã từng tu hành và mất ở , cùng với tấm bia đá lớn khắc năm Cảnh Trị thứ 6 (1668) đặt tại chùa là một pho sử sống lại lịch sử ngôi chùa đều là những công trình nghệ thuật.

Tháp Phổ Minh

Đặc biệt có cây tháp gọi là tháp Phổ Minh nặng khoảng 700 tấn, cao 19,5m như được và vươn lên trời xanh từ một bông sen. Bệ tháp được xây bằng đá, phần trên bệ cũng là cỗ kiệu đá, kiệu có những xà dọc, đố ngang, gác trên bốn trụ của bốn gốc, để lại đầu dư ra dài mỗi đầu 50 phân. Tháp có 14 tầng do vua Trần Anh Tông cho làm để cất giữ Xá lợi của cha. Có lẽ vua anh minh đã tiên đoán được rằng: “Nhà Trần chi có 14 đời vua”. (Cũng khi viết chiếu dời đô chỉ có 214 chữ ứng với nhà Lý trị vì đất nước 214 năm như Lý Thái đã tiên đoán). Nếu đúng như vậy thì tầng một sẽ ứng với Trần Thái Tông, một ông vua khi cảnh nhà đã từng bỏ triều chính định đi tu, Trần Thủ Độ tìm về không được đã ra lệnh hạ “Vua ở đâu, Triều đình ở đó.” Sợ phá mất núi rừng Yên Tử nên pháp sư Phù Vân đã :yên, nhà vua nghe ra nên quay về. Vì vậy mà tầng một có hai vành hoa sen đá, vành dưới  lên, vành trên úp xuống (quay về). Còn tầng hai chỉ có một vành đá hoa sen ngừa lên ứng với Trần Nhân Tông sau khi truyền ngôi cho con đi tu để lập lên Thiền phái Trúc Lâm đặc trưng cho Phật giáo Việt Nam, Ngài đã trở thành Phật Hoàng. Theo khảo cổ học thì tháp Phổ Minh đã được người đời xưa xây dựng với một kỹ thuật cao nên vẫn vững vàng trường tồn trong suốt bảy thế kỷ qua, tạo cho chùa Phổ Minh đã từng là nơi tụng kinh Phật của nhiều vua quan nhà Trần và tu hành của nhiều sư tăng cao cấp được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

“Tụng kinh ca gióng tai nghe

Gõ mõ chim ở đường xa bay về’*

Cùng với khu di tích Trần, chùa Phổ Minh cũng là một danh lam thắng cảnh đặc tác không những của Nam Định mà còn của cả nước, một điểm hẹn văn hoá tâm linh của người Việt từ khắp mọi miền.

Loading...