Chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.


Trước kia, chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Đức La, tổng Trí Yên, phú Lang Giang, nay là thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nên còn gọi là chùa Đức La và lễ hội La. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang – Kiếp Bạc, vùng cẩm Lí cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc. Dân gian có câu:
Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm Vĩnh Nghiêm chưa tới Thiền tâm chưa đành.
Văn bia chùa thời Trần viết: “Đức Tổ Điều Ngự Pháp Loa khi mở tùng lâm này, còn mở cái chợ Đức La. Các vị vương thân quốc thích và thập phương đàn Việt, phần tâm tậu ruộng đất ở tại bản xã và các hạt khác các nơi, để cúng hương dâng Tam Bảo muôn đời. Chùa này và chùa Sùng Nghiêm cả thảy 72 chốn tùng lâm, công đức sáng tạo, hợp khắc vào bia ở chùa Hoa Nghiêm núi Yên tử”. Một tấm bia chùa dựng dũng viết: “Đức tổ Điều Ngự (tức Trần Nhân Tông) khi mở Tùng Lâm này (tức chùa Vĩnh Nghiêm), mở cả chợ chùa. Các vị vương thân quốc thích và khách thập phương đã phát tâm tậu nhiều ruộng cúng cho chùa, gồm cả mộng trong xã và ruộng ở các hạt khác nữa”.
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự. Thời vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278) đều có các vị cao tăng tu hành nên được tu tạọ nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ngọa Vân (Yên Tử) thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Hương Vân cùng hai đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam tổ.
Nguyên chùa Ngọa Vân do sư Hiện Quang trụ trì, khi Hiện Quang viên tịch thì không còn nữa. Do Yên Tử là quê hương nhà Trần và nơi vua Trần Thái Tông lập phái Trúc Lâm ở đây nên Hương Vân Trần Nhân Tông thụ giới cả chùa Vĩnh Nghiêm và ở đây. Pháp Loa được ngài Hương Vấn truyền pháp đã đi khắp nơi thuyết pháp, giảng bộ sách Thiền Uyển truyền đăng lục. Khi Hương Vân viên tịch, Pháp Loa làm lễ hỏa táng, xây tháp mộ ờ núi Yên Tử, dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật gọi là Trúc Lâm Đệ nhất tổ. Rồi Pháp Loa về chùa Vĩnh Nghiêm trụ trì, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo, đào tạo tăng đồ và xếp đặt tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước. Pháp Loa cho đúc 1.300 pho tượng, được đặc trách định tăng đồ, đã có hơn 15.000 tăng ni, đệ tử, trong đó có hơn 3.000 đức pháp, mở 200 sở đường… Cho soạn lại các sách Đoạn sách lục, Tham thiền, Yếu chiếu Năm 1330, Pháp Loa giao lại cho Huyền Quang đã sang chùa Quỳnh Lâm trụ trì, vài tháng sau thì viên tịch, được phong là Tĩnh Chi Tôn Giả, làm Trúc Lâm Đệ nhị tổ.
Về Huyền Quang, vốn người làng Vạn Tải thuộc bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh), con của Lý Ồn Hòa (quan triều Li Thần Tông), đỗ trạng nguyên thời Trần. Khi còn đang làm quan, Huyền Quang hộ giá đến chùa Vĩnh Nghiêm gặp Pháp Loa giảng đạo, thế là tỉnh ngộ, về triều hai lần dâng biểu từ quan được Hương Vân giao trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm. Huyền Quang đã soạn các bộ sách lớn: Chư phẩm kinh, Công văn tập, cho in kinh Phật, phân phát cho người nghèo, viên tịch năm 1334, được ban hiệu là Trúc Lâm Đệ Tam Đại Tự Pháp Huyền Quang Tôn Giả, làm Trúc Lâm Đệ tam tổ. Như vậy, trước khi Hương Vân đến Yên Tử, Pháp Loa đến chùa Quỳnh Lâm, thì đều đã trụ trì ở chùa Vĩnh Nghiêm. Cả ba vị Tam tổ Trúc Lâm: Hương Via (Đệ nhất tổ), Pháp Loa (Đệ nhị tổ) và Huyền Quang (Đệ tam tổ) đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm giảng đạo. Trong Nhà tổ còn đủ ba tượng Trúc Lâm Tam tổ: Trong khám li tượng Hương Vân Trần Nhân Tông, bên ngoài là tượng Pháp Loa và tượng Huyền Quang. Nơi đây đã là đất tổ của đạo Phật thời Trần, đào tạo rất nhiễu tăng đồ.

Kiến trúc của chùa

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là lũy tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng Đông Nam gồm 4 khối: Tòa Thiên đường, tòa Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng Tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100m là Bái đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần lm. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoàng Định thứ 7 (1606) với nội dung ghị lại việc trùng tu chùa năm đó. Đối diện với tấm biạ cổ là vườn tháp mộ trong đó là của 5 vị sư có tên tuổi các Hòa thượng: Phù Lâng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.
Khối thứ nhất kiểu chữ công gồm Bái đường,, nhà Thiêu hương, Thượng điện với thiết kế khang trang lối tàu bẩy, đao lá, mái 4 đao 8 kèo kiểu con chồng, thượng tam hạ tứ. Bên ngoài Chùa trang trí đắp nổi lối “nề ngõa” hình cuốn thư có ba chữ hình kỷ hà, trang trí hồi văn, hoa lá chạy đường diềm bao quanh. Nội thất của Thiêu hương được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.
Khối thứ hai cũng làm theo kiểu chữ công nhưng thấp và nhỏ hơn. Đây là nhà tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong tòa tổ đệ nhất có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tam hoành phi Trúc Lâm hội chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bẩy có treo những quả Khối thứ ba là gác chuông Cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lần chuông đồng nhỏ (chuông gió).
Khối thứ tư, kết cấu kiểu chữ Đinh là nhà tổ đệ nhị thờ tổ Phật Loa. Trước đây, hai bên còn có các dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 18 gian rộng rãi là nơi hàng năm các sư về an cư kiết hạ, và các kiến trúc phụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của tăng ni, Phật tử. Chùa nền cũ xây bằng gạch dài 7m, rộng 5m vỉa đá thành bậc rồng mây.Vĩnh Nghiêm mới được trùng tu, quy mô nguy nga, tráng lệ như xưa, phục dựng lại Tam quan theo.

Hội La chùa Vĩnh Nghiêm

Theo truyền tích ở địa phương: Khi vua Trần Anh Tông nhường ngôi cho Trần Minh Tông thì thường hay đến chùa Vĩnh Nghiêm tham Thiền học đạo. Mỗi khi vua Trần Minh Tông đến thăm cha Trần Anh Tông đều cho xa giá dừng lại ở bến đò La trước khi sang sông vào chùa Vĩnh Nghiêm. Vua và quan quân đều đối xử với dân Đức La rất tốt nên khi vua Trần Anh Tông mất, nhân dân đã lập am thờ vua ở bến đò La gọi là đền Tiên La. Các triều đại phong kiến tiếp theo đều cho phép dân làng thờ phụng và tổ chức lễ hội nên gọi là hội La.

Đọc thêm: Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm

Loading...
Loading...