Pháp sư Hoằng Nhất là một cao tăng được ngưòi đời kính trọng, ông thể hiện hiểu biết về “lấy và bỏ” một cách sâu sắc. Có lấy thì sẽ có bỏ, có bỏ thì mới có lấy. Mọi người thường chỉ để ý đến những vinh hoa phú quý và vị trí vinh dự mà họ đã mất, lại quên lấy những đồ đáng quý hơn mà họ lấy được khi họ mất đi những thứ ấy. Nếu làm được, lấy và bỏ sẽ đạt được cảnh giới yên bình và rộng rãi.

Trong “Thánh kinh” có một câu như thế này: lúc con người đến nhân gian, hai tay áp lại với nhau, hình như đang nói: “Thế giới là của tôi.” Lúc con người rời khỏi thế giới này, hai tay không còn áp vào nhau nữa, hình như đang nói là: “Mọi người hãy nhìn xem, tôi chẳng đem cái gì đi cả.” Đúng vậy, cuộc đời đúng là một quá trình lấy và bỏ, có lấy thì sẽ có bỏ, có bỏ thì mới có thể lấy. Biết lấy và bỏ là một cảnh giới cuộc đời.

Những người có thể đạt được thành công, là vì họ biết được nên làm gì và không nên làm gì; nên kiên trì những gì và nên bỏ đỉ những gì.

Quyển sách “Hạt giống tâm hồn’ do diễn giả nổi tiếng người Mỹ Jack Cut Phil và Mark Hansen cùng hợp tác viết ra, những năm gần đây đã được dịch ra 10 ngôn ngữ, gây xúc động và khích lệ rất nhiều người. Nhưng ít ai biết được, trước khi viết quyển sách này, Mark Hansen lại kinh doanh về ngành kiến trúc.

Mark Hansen kinh doanh về ngành kiến trúc thất bại, sau khi phá sản, ông quyết tâm bỏ nghề này, và quyết định quên đi những kiến thức và kinh nghiệm có liên quan về ngành này, thậm chí bao gồm cả thầy của ông – kiến trúc sư nổi tiếng Booker Westminster Fuller, ông quyết định đi sáng tạo sự nghiệp mới ở lĩnh vực khác.

Loading...

Rất nhanh sau đó ông phát hiện ra mình cung có chút năng khiếu ở lĩnh vực diễn giả, vả lại nghề này là nghề có thể kiếm tiền rất nhanh. Sau một thời gian, ông trở thành một diễn giả có khả năng cảm hóa và kêu gọi mọi người. Sau đó, cuốn sách nổi tiếng “Hạt giống tâm hồn” và “Hạt giống tâm hồn 2” cùng trong danh sách sách bán chạy nhất của báo The New York Times. Mark bỏ nghề kiến trúc, nhưng bạn đừng nghĩ ông là một người bỏ dở giữa chừng. Nên biết là, người dũng cảm rút lui lúc gặp khó khăn thì sẽ biết được quyết tâm rút lui; người biết được giảm đi tổn thất thì sẽ có thể thay đổi phương hướng kịp thời.

Tin rằng tất cả mọi người đều sẽ hướng về những thứ tốt đẹp, nhưng cá và tay gấu không thể có được cùng một lúc, nếu trước mặt bạn có một cái cây, thể nào một nơi xa cũng sẽ có một khu rừng đang đợi chờ bạn. Ý nghĩ bỏ đi tức là không vì một cây mà bỏ đi một rừng.

Lấy và bỏ không phải là một chuyện dễ; nên lấy trước hay bỏ đi trước; bỏ đi được hay không và nên bỏ đi như thế nào; nên lấy lại như thế nào, việc đó phải nhờ vào bản thân mỗi người. Lấy và được là một lớp học cả cuộc đời của chúng ta.

Loading...