Điện pháp chủ chùa Bái Đính có pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Lễ ở điện Quan Thế Âm xong, du khách đến chiêm ngưỡng hổ Phóng sinh. Hồ gần vuông với chiêu ngang 63m, chiếu dài 77m, có diện tích gần 5.000m2. Độ sâu của nước là 4m. Bờ hồ rộng theo 4 bên, mỗi bên 7m.

Qua hồ Phóng sinh là đến sân lát đá, chiều ngang 110 m, chiều dài 53,2m, với diện tích 5.850m2. Phía tây và phía đông của sân đi hết hành lang La Hán là hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 7 gian (5 gian chính và hai gian chái), xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, cao 22m, có diên tích 1.344m2. Đây là nơi để các Phật tử và khách thập phương sửa lẽ.

Đi hết sân lát đá, bước lên cao nhiều bậc đá là đến Điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ

Miêu tả Điện pháp chủ chùa Bái Đính

Điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, có diện tích 1.945m , gồm 2 tầng mái cong, có 8 mái ở bốn phía và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng và thông khí, bờ đao cao tới l,3m, mái đao cao 2,6m, riêng mặt nguyệt ở đỉnh mái cao đến 4,4m, đầu kìm cao 3,3m. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng, dài đến 13,5m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8,13m. Trong điện có 56 cột bê tông cốt thép, gồm hai hàng cột cái ở giữa, mỗi hàng 4 cột; hai hàng cột trung, mỗi hàng 4 cột; cột con ở bốn phía gồm 20 cột, cột hiên ờ bốn phía gồm 20 cột. Các cột bê tông giả gỗ trong điện rất cao to. Cột cái cao 22,6m, đường kính 1m, cột trung cao 17,2m, đường kính 0,8m, cột con cao 9m, đường kính 0,7m, cột hiên cao 7,4m, đường kính 0,7m. Các cột bê tông cốt thép ở trong điện đều được ốp gỗ. Gian giữa và hai gian hai bên đểu có hộc cửa, lắp cánh cửa bằng gỗ lim. Chỉ có hộc cửa và cánh cửa ở điện pháp chủ chùa Bái Đính mới dùng đến gỗ, còn lại toàn bộ điện đều làm bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Kỹ thuật sơn phủ ngoài rất tinh xảo, khiến nhìn xa đều lầm tưởng là gỗ. Gian cửa giữa có 12 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng l,05m; hai gian bên có 8 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng 0,84m, đều làm theo kiểu triện tàu cài lá. Tường sau, hai hồi và phía trước hai gian hồi, phía ngoài tường xây gạch không trát, phía trong xây các ô nhỏ cao 0,59 m, rộng 0,3m, sâu 0,3m, tất cả có 1.284 ố nhỏ, bên trong đặt 1.284 pho tượng Thích Ca Mâu Ni nhỏ bằng đồng.

Loading...

Trong điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ có ba cửa võng, ba bức hoành phi và các câu đối thúc đổng (câu đối bằng đồng thúc chữ và hoạ tiết) đều ca ngợi công đức của Phật và cảnh đẹp của chùa. Đó là những sản phẩm của trí tuệ con người, cũng là di sản văn hoá Phật giáo, văn hoá dân tộc của nước ta: Các câu đối này cũng dài và rộng lớn nhất Việt Nam. Bức hoành phi ở gian giữa dài 11,2m, rộng 4m, dày 0,06m, dùng hết 5 khối gỗ vàng tâm, nặng khoảng 3 tấn. Cửa võng ở dưới,‘chiều ngang 12,8m, chiều dọc theo cột là 8m, dày 0,llm, nặng khoảng 8,5 tấn, dùng hết 19 khối gỗ vàng tâm thành khí. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính.

Hoành phi và cửa võng ở hai gian bên có kích thước như nhau. Hoành phi có chiều dài 7m, rộng 3m, dày 0,06m, dùng hết 3,5 khối gỗ vàng tâm thành khí, nặng khoảng 2,5 tấn. Cửa võng có chiều ngang 7,35 m, chiều dọc theo cột 7m, dầy 0,llm, nặng 5,5 tấn, dùng hết 15 khối gỗ vàng tâm thành khí. Các hoành phi và cửa võng đều được sơn son thếp bạc, phủ hoàn kim. Các bức hoành phi đều có 4 ồ, mỗi ô chạm kênh bong một chữ hán lớn, nổi lên 2cm, nền gấm cài bát bảo (8 vật quý: kiếm, bút, sách, quạt, bầu rượu, túi thơ, đàn sáo, lẵng hoa). Đường viền của hoành phi soi vỏ măng tứ quý và tứ linh.

Điều đặc biệt ở điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ là ở gian giữa, trên bệ cao 1,5m ốp đá thước chạm hoa văn trông rất bề thế, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn. Đó là pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen. Mặt Ngài mang dáng vẻ hiền từ, miệng thoáng nụ cười cứu độ, tai to dài (sự cao quý), mũi thẳng đéu đặn (tướng chính nhân quân tử), tóc xoắn ốc bướu nổi trên đầu (đề cao trí tuệ và nội tâm), mặc áo cà sa, cũng gọi là cà sa (“ca ” là nhiều, “sa ” là cát, có nghĩa là áo khoác từ nhiều mụn vải quyên góp mà thành), biểu tượng tạo cho tâm thanh lòng tĩnh để trí tuệ phát sinh nhằm diệt trừ: tham, sân, si, ái, ố, hỷ, nộ. Đặc biệt là mắt bao giờ cũng nhìn xuống soi rọi nội tâm. Mọi biểu hiện về trí tuộ, lòng từ bi quảng đại, sức mạnh Phật pháp đã thể hiện qua hình hài của tượng. Giữa ngực Ngài có chữ “vạn ”, biểu thị công đức, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật (là phù hiệu, không phải là chữ viết). Tay phải cầm búp sen giơ cao gần ngang đầu, ngón cái và ngón giữa bàn tay đỡ cuống sen, tay trái đặt ngửa lòng bàn tay trên chân phải ngang trước bụng. Chân khoanh chỉ lộ một bàn chân phải để chống tà ma. Tư thế này gọi là tượng Hoa Niên. Toà sen là 3 lớp cánh sen. Hai lớp trên chồng lên nhau: lớp trên cánh sen nhỏ, lớp dưới so le nổi rõ cánh sen to. Lớp thứ 3, gần như đối xứng với cánh sen to ờ trên là một làn cánh sen rủ xuống, hình dung như lòng từ bi của Phật đang che chở cho muôn loài đã biết quy y hối cải. Phía sau tượng là một phù điêu rộng lớn hình lá đề được làm bằng đồng (thúc đồng) gồm nhiều mảnh ghép lại, có gắn hàng trăm pho tượng Phật nhỏ đúc bằng đồng theo kích cỡ khác nhau. Nhìn pho tượng đồng lớn, đồ sộ, du khách sẽ sửng sốt, bàng hoàng, thán phục trước tài nghệ của các nghệ nhân đúc đồng đã làm nèn tuyệt tác vĩ đại này. Chỉ riêng công việc vận chuyển pho tượng đồng nặng 100 tấn lên đồi núi cao và đặt trong điện pháp chủ chùa Bái Đính đã là một kỳ công. Pho tượng này đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”, ngày 04 tháng 5 năm 2006.

Đúc pho tượng này, chỉ tính riêng nguyên liệu phụ gia, đã phải dùng đến 60m3 đất sét, 70 tấn thép các loại để làm khuôn; 35 tấn than đá Quảng Ninh, 120 tấn củi để nung chảy đồng. Trong thời gian ghép mẫu, làm khuôn và khi đúc tượng rót đồng vào khuôn phải sử dụng 90 ca cẩu loại 25 tấn và 100 tấn. Khi tượng đúc xong vận chuyển tượng đến chùa Bái Đính còn phải sử dụng 25 ca cẩu loại 25 tấn và loại 100 tấn nữa.
Ngày đưa tượng Phật Tổ về điện pháp chủ chùa Bái Đính là ngày 24 tháng 3 năm Bính Tuất, tức là ngày 21 tháng 4 năm 2006.

https://www.youtube.com/watch?v=_Ck6WS9vn1U

Loading...