Từ toà Tam Thế đi xuống phía Nam 800m, đến gần dưới chân núi Bái Đính là giếng Ngọc chùa Bái Đính.

Miêu tả giếng Ngọc chùa Bái Đính

Giếng Ngọc chùa Bái Đính mới được xây dựng lại ở chỗ giếng Ngọc nhỏ đã có cách đây gần 1.000 năm. Giếng Ngọc chùa Bái Đính cũ nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bênh cho dân.
Tương truyền, đây là giếng nước do thiển sư Nguyễn Minh Không được thần linh báo mộng ban cho chùa ở chân núi nguồn nước quý.

Giếng Ngọc chùa Bái Đính xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính gần 30m, độ sâu của nước là 6m. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000m2, 4 góc là 4 lầu bát giác. Muốn xuống giếng phải qua một cổng đá đẹp. Sân giếng Ngọc chùa Bái Đính lát đá, xung quanh sân có các bồn cây toả bóng mát.

Điều kỳ lạ của giếng Ngọc chùa Bái Đính là, từ xa xưa chỉ là một giếng đất nhò không bao giờ cạn nước. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dể chịu. Nước giếng được dùng làm nước cúng lễ ở chùa trước đây và ngày nay. Bây giờ xây dựng lại, giếng rộng đến như thế, nhưng nước lúc nào cũng trong và nhiều, mặc dù đất ở đây cao hơn mặt ruộng. Công trường xây dựng chùa Bái Đính, hàng ngày có trên 400 người lao động đểu dùng nước ở giếng Ngọc để sinh hoạt, nấu ãn, tắm giặt và trộn vữa bê tông, khối lượng nước sử dụng bơm lên bể rất nhiều, nhưng nước trong giếng lúc nào cũng đầy, không bao giờ cạn. Người ta gọi là “giếng thần ”, “mắt rồng ”.

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng xác nhận kỷ lục “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

Loading...
Loading...