Phật nói: “Vô dục tắc cương”. Đó thực là một ranh giới, là một tu dưỡng. Con người không có nhiều ham muốn thì sẽ sống được đơn giản hơn, thoải mái hơn và càng tự do hơn. Vứt bỏ là một ý chí sáng suốt, một độ lượng, nó không mù quáng, không hạn hẹp. Vứt bỏ có thể khiến cõi lòng thoải mái hơn, có thể tưới nhuần tâm linh, nó làm tan đi đen tối, làm sạch tâm linh. Biết vứt bỏ thì cuộc đời con người mới có thể thoải mái, tự nhiên hơn; biết vứt bỏ, cuộc sống sẽ càng tươi sáng hơn. Cho nên các bạn đừng bao giờ quên, trong cuộc sống còn một trí tuệ gọi là “vứt bỏ” !

Bản tính của con người vốn đầy thất tình lục dục. Sự khác biệt giữa con người và con vật là con người có thể kiềm chế ham muốn của bản thân. Nên biết rằng, nếu không kiềm chế ham muốn, cứ phóng túng thì hâu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một thư sinh trên đường vào kinh thi cử, khi đi qua một cái ao, thấy một người câu được một con cá to, anh ta bèn đi hỏi người đó làm thế nào để câu được con cá này. Người đó nói một cách đắc ý: “Đó đương nhiên phải có khả năng rồi, lúc đầu vì mồi nhỏ quá, cá to không thèm ăn, cho nên tôi lấy mồi to, một lúc sau là câu được con cá to này.” Sau khi nghe xong, chàng thư sinh cảm thán và than thở: “Cá ơi là cá, trong ao có bao nhiêu là cá nhỏ tôm nhỏ, có thể ăn cả đời không hết, nhưng cá lại không chịu được sự hấp dẫn, cứ đi ăn mồi to mà người câu cá đưa đến, cá chính là vì tham ăn nên mới chết đấy!”

Không nghi ngờ gì, con người có ham muốn gì thì sẽ trở thành dung tục, hoặc là tất cả những người dung tục đều là những người có ham muốn. Vì vậy, trước thế giới rộng lớn này và các thứ hấp dẫn, chúng ta nên làm thế nào? Câu “vô dục tắc cương” có thể chỉ dẫn mình lập thân xử thế. Đúng thế, người vô cầu thì phẩm chất tự cao, tức là, nếu con người không ham muốn đòi hỏi gì, phẩm cách sẽ tự nhiên cao hơn, trong sáng hơn và không có bụi bẩn.

Quả đúng như vậy, người thật sự kiên cường sẽ không có ham muốn gì, ông Nam Hoài Cần từng tặng cho học trò một câu đối, câu trước là tư tưởng của nhà Phật, câu sau là tư tưởng cùa nhà nho: “Có cầu thì khổ, vô dục tắc cương”. Nếu một người bảo mình không ham muốn gì cả thì là không đúng. Thực ra ngay cả vị thánh, Phật và thần tiên đều sẽ có đòi hỏi, có đòi hỏi thì sẽ đau khổ. Người đạt vô cầu, phẩm chất tự cao, phải đạt tất cả đều không có ham muốn thì mới là kiên cường chính trực thật sự, thì mới là một con người thật sự, đứng giữa thiên địa.

Loading...

Ralph là một nhà leo núi nổi tiếng quốc tế, ông từng leo thành công lên nhiều núi cao mà không mang theo trang bị ô-xi, trong đó có cả ngọn núi cao thứ hai trên thế giới – núi Qogir. Thực ra có rất nhiều cao thủ leo núi hướng tới mục tiêu là có thể leo lên núi Qogir mà không mang theo bình ô-xi. Nhưng hầu hết mọi người leo tới độ cao 6.500 mét so với mực nước biển thì đã không thể đi tiếp nữa, vì không khí ở đó rất loãng, khiến cho người cảm thấy khó thở. Vì vậy, đối với người lèo núi mà nói, muốn bằng thể lực và ý chí của mình để chinh phục núi Qogir cao 8.611 mét thật sự là một thử thách rất lớn.

Nhưng Ralph lại có thể phá chướng ngại để làm được việc này, trong cuộc họp báo sau chuyện này, ông đã kể lại quá trình mạo hiểm. Ralph nói, trong quá trình leo núi phá độ cao so với mức nước biển 6.500 mét, chướng ngại lớn nhất là các ham muốn trong lòng. Trong quá trình leo núi, những tạp niệm nhỏ cũng có thể khiến cho người buông lơi, rồi mong muốn có thể hít khí ô-xi, dần dần khiến cho con người mất đi động lực, sau đó sẽ có cảm giác thiếu ô-xi, cuối cùng để cho người mất đi ý chí chinh phục, bắt buộc phải chấp nhận thất bại.

Ralph nói: “Muốn leo được lên đỉnh núi, trước tiên bạn nên học cách biết bỏ đi tạp niệm, tạp niệm trong đầu càng ít, nhu cầu ô-xi của bạn càng ít; ham muốn của bạn càng nhiều, nhu cầu ô-xi của bạn sẽ càng lớn. Cho nên, trong tình trạng không khí loãng, muốn leo được lên đình núi, bạn phải bỏ đi tất cả tạp niệm và ham muốn.” Cuộc đời cũng giống như leo núi, ham muốn càng ít, thì sẽ càng dễ leo được lên đỉnh núi.

“Đạm bạc dĩ minh chí/ninh tĩnh nhi chí viễn” (Có một trái tim ninh tĩnh chúng ta mới có thể thanh thản đối mặt với cuộc sống của mình). Nhiều lúc mình sẽ có càng nhiều ham muốn khi trong tình trạng khó khăn, nhưng nhiều tạp niệm không thực tế cũng là chướng ngại lớn nhất trong quá trình mình leo lên đỉnh núi của cuộc đời. Lúc đó nếu bạn có thể bình tĩnh lại, không bị bên ngoài quấy nhiễu, bạn sẽ có được những thứ bạn muốn có. Nên nhớ rằng: nhân cao sơn vi phong, vô cầu phẩm chất tự cao.

Loading...