Tháng Bảy âm lịch hàng năm là mùa Vu lan cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Lễ Vu lan là lễ của người theo Phật giáo và vai trò hết sức quan trọng, nó thể hiện ân cha mẹ, vốn được xem là ân đầu tiên trong “tứ đại trọng ân” của nhà Phật. Được đọc theo âm tiếng PaLi chữ Ulambana có nghĩa là “cứu đảo huyền”, “giải nạn treo ngược”, “cứu lấy những oan hồn bị treo ngược dưới địa ngục”. Vu lan còn gọi là mùa báo hiếu như một dịp để mỗi người dâng lời cầu nguyện cho cha mẹ đã mất còn người đang có cha mẹ thì thực hành sống yêu thương cha mẹ mình hơn.

Truyền thuyết  lễ Vu Lan và ngày Xóa tội vong nhân

Về ngày lễ Vu Lan

Là một ngày lễ mang tính chất là báo hiếu – mang ý nghĩa vô cùng quan trọng của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã giải cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Ngày lễ Vu Lan hằng năm thường để tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Mùa Vu lan báo hiếu có ý nghĩa tâm linh, đạo đức và ý nghĩa xã hội sâu sắc, mang tính tổng quát. Bởi chính văn hóa xã hội cũng như tôn giáo đều gặp nhau ở việc coi trọng công ơn nhiều thế hệ trước, của các bậc sinh thành. Ân cha mẹ ở đây không chỉ là người sinh thành ra mình mà còn hiểu là ân chúng sinh.

Về ngày Xá tội vong nhân

Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày Rằm tháng Bảy là ngày “mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này thì cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho Tiền Tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh Gia Tiên như là sự hiếu thảo của con cái đối với các bậc sinh thành. Giá trị nhân văn cao cả của lễ được thể hiện ở chính sự thương cảm sâu sắc, chân thành với các vong linh chết nơi đất khách xa lạ, hay tại chiến trận hoặc những người phải chết trẻ,… Để có quan niệm trên trước hết phải khẳng định người Việt cho rằng chết không phải là hết vì vẫn còn đó vong linh, vong hồn cũng cần được quan tâm, che chở, hay giải thoát. Người Việt đã phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển; đã phải trường kỳ, thường xuyên chống lại giặc ngoại xâm, do vậy những mất mát hy sinh là không nhỏ, và trong đó không ít người bỏ mạng mà không có ai thờ cúng. Do vậy việc cúng cô hồn là một nhu cầu của chính những người đang sống, một nhu cầu vừa mang giá trị tâm linh vừa mang giá trị nhân văn cao cả.

Loading...

Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan có phải là một hay không?

Có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng Lễ Vu Lanvà ngày xá tội vong nhân đều là một. Song trên thực tế hai lễ này hoàn toàn khác nhau. Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan có điểm giốnglà đều có chung nguồn gốc ra đời từ Phật giáo. Hai ngày lễ đều được tổ chức vào chính ngày Rằm tháng 7 với mong muốn thể hiện được lòng kính trọng, biết ơn với  tổ tiên cũng như bậc sinh thành. Tuy có chung xuất phát điểm nhưng Ngày xá tội vong nhân cũng như lễ Vu Lan có sự khác biệt rất rõ ràng về ở chính điển tích ra đời cũng như phong tục hay nghi thức thực hiện của mỗi lễ.

Ý nghĩa Lễ Xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu

Ở Việt Nam đã thể hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc cũng như của Phật giáo và trong thực tế thì nhiều khi hai lễ này được nhập lại như một. Sự nhập làm một ấy có lý do về mục đích vì đều thể hiện sự nhớ ơn các thế hệ đã mất nhất là các vị gia tiên tiền tổ, thể hiện một sự thương cảm sâu sắc đối với những người bị mất trong những cảnh ngộ éo le mà không được ai thờ cúng và còn là sự khế hợp của Phật giáo với niềm tín ngưỡng truyền thống sâu sắc. Ở nước ta, người dân thường hay tổ chức cả hai lễ này vào  ngày rằm tháng 7. Chỉ có điều, phía Bắc thì trọng ngày Xá tội vong nhân hơn, còn miền Trung và miền Nam thì phổ biến lễ Vu Lan báo hiếu.
Hai ngày lễ này, một là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một là để bố thí thức ăn cho những vong hồn không nơi nương tựa. Bỏ qua ý nghĩa về tôn giáo cũng như  huyền thoại của hai ngày lễ này, thì điều còn lại chính là cổ nhân khuyên ta nên giữ đạo hiếu với cha mẹ và có tấm lòng giúp đỡ những người xung quanh.

Loading...