Luân hồi là gì?

Luân hồi có thể được hiểu đơn giản chính là vòng sinh tử, nó chỉ những lần đầu thai nối tiếp nhau của chúng sinh. Theo phật giáo quan niệm, những yếu tố chi phối luân hồi chính là tham – sân – si, và tùy theo duyên nghiệp trước đây mà chúng ta đã tạo ta sẽ được đầu thai vào một trong 6 cõi là trời – thần – người – súc sinh – ngạ quỷ – địa ngục. Đây cũng là lý do vì sao các chúng sinh được tái sinh và không nhớ gì về kiếp trước của mình. Và có những câu hỏi liên quan đến hai chữ luân hồi mà nhiều lúc ta không thể giải thích nó bằng ngôn từ.

Hiểu về luân hồi như thế nào cho đúng?

Sự tồn tại của mỗi cá thể chúng ta hiện nay được gọi là sư tồn tại trong chu kỳ, là luân hồi. Hiện tượng này khiến ta trải qua những sự kiện khác nhau trong đời sống và rồi chết đi. Mỗi người nên nhớ rằng kiếp luân hồi của mỗi người là sự riêng biệt, tự chủ vì không một ai, không một thế lực nào buộc ta vào điều này cả. Chính vì vậy mà khi ai đó than khổ, sẽ nhận được lại một câu rằng do mình mà khổ chứ chẳng do ai, do ta mu muội không nhận ra được cái sai cái đúng, cái nào cần nắm cần buông rồi cứ thế đau khổ tiếp nối đau khổ.

Một người khi không hiểu được bản chất của con người và hiện tượng, sẽ dễ nảy sinh sự tức giận với người khác. Chính vì vậy mà ta cứ sống bám víu vào bản thân, luôn ghen ghét, thù hằn khi ai đó làm gì ảnh hưởng đến niềm hạnh phúc của mình. Cuộc sống của mỗi người vì đó mà luôn gắn bó với những cái thích và không thích, muốn hay không muốn, còn tâm trí lúc nào cũng sẵn sàng bị dao động bởi nhiều yếu tố khác nhau, như tư thế của một con lật đật vậy.

Con người cũng như những chuyến xe, đi hết nơi này đến nơi khác, tái sinh kiếp này qua kiếp khác. Và kiếp tái sinh sau có hạnh phúc hay đầy khổ đau là do mỗi người tự quyết định lấy, là do trước đó hành thiện hay tạo nghiệp ác mà sinh ra viễn cảnh đó. Chính vì vậy mới nói luật nhân quả luôn tồn tại trong kiếp sống luân hồi này, hiểu được bản chất của quy luật này nó sẽ dẫn con người đến với nững hành vi hướng thiện, nhưng kỳ thực là đôi khi trên con đường hướng thiện đó, con người ta lại bị những cảm xúc, lợi ích cá nhân, sự ích kỷ của mình chi phối mà sinh ra những hành động tiêu cực. Và nếu như những hành động xấu đó gây ra hậu quả lớn lao, hay sự khổ đau tột cùng, nó sẽ như một ký ức buồn trong vòng luân hồi của mỗi người.

Rồi đến một lúc nào đó, ai trong chúng ta cũng phải đối mặt với cái chết, ai rồi cũng phải ra đi. Chính lúc này, ta mất đi mọi giác quan và khả năng hoạt đông, nhưng tâm hồn lại tinh tế đến lạ. Và vì phật đã nói, con người sống quá xa rời thực tế, điều gì cũng lo chu đáo chuẩn bị, nhưng cái chết của mình thì không bao giờ lo, rồi khi nó ập đến lại bàng hoàng thảng thốt, lại khổ đau tột cùng và không hề có một tâm lý nào cho nó. Lúc đó con người sẽ cố gắng bám vúi vào nó, nhưng khi biết không đạt được điều đó, ta lại bám víu vào thể xác khác. Bằng việc này, chúng ta lại tái sinh sang một kiếp khác, một thân xác khác. Nhưng mỗi người hãy nhớ rằng, không có kiếp nào là tồn tại mãi mãi, chúng ta sở dĩ được trải qua nhiều kiếp như vậy cũng là sự linh ứng của quy luật nhân quả lên mỗi người, có được điều đó là ta đang trải nghiệm kết quả do nghiệp mà mình tạo ra trước đó. Nên nhớ rằng, chỉ có kiếp sống dài lâu chứ không có kiếp sống vĩnh cửu.

Loading...
Loading...