Cuối cùng thì làm thế nào mới thành Phật? Ngồi tham thiền, vân du tứ hải ư? Thành Phật khó khăn lắm sao? Cần gian khổ tu hành vài chục năm, thậm cả đời chăng?

Đạo lý tu hành thành Phật thực ra rất đơn giản, chỉ trong một câu “Điều ác nhỏ cũng không làm, làm nhiều điều thiện”. Có nghĩa là yêu cầu mọi người căn cứ vào thành tựu hành thiện, thành tựu phúc đức trong hành vi là tự nhiên có thể thành Phật. Vì thế học Phật chỉ có hai việc chính, một là tích lũy trí tuệ, hai là tích lũy phúc đức. Ví dụ như mọi người hiện nay nghiên cứu “Kinh Kim Cang” và các loại kinh Phật khác, đều là tìm kiếm trí tuệ, tức là tích lũy giá trị trí tuệ. “Điều ác nhỏ cũng không làm, làm nhiều điều thiện” chính là tìm kiếm tích lũy phúc đức, trí tuệ không đủ không thể thành Phật, tuy có trí tuệ mà phúc báo không đủ cũng không thể thành Phật.

Nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường rất thích Phật pháp. Một hôm nghe tin ô Sào thiền sư có đạo tu hành cao, liền đến xin thỉnh giáo. Bạch Cư Dị hỏi ô Sào thiền sư: “Đại ý của Phật pháp là gì?”

Ô Sào thiền sư trả lời: “Điều ác nhỏ cũng không làm, làm nhiều việc thiện”.

Bạch Cư Dị hừ một tiếng, nói: “Đứa trẻ lên ba cũng biết nói như thế”.

Loading...

Ô Sào thiền sư nói: “Tuy là đứa trẻ lên ba cũng biết nói thế, nhưng chưa chắc ông lão 80 tuổi đã làm được.”

Bạch Cư Dị trong lòng rất phục, bèn thi lễ lui ra.

Bạch Cư Dị trước đây đã từng nghe qua câu trả tương tự, nhưng không cho là như vậy, nghĩ rằng Phật pháp chỉ đơn giản vậy sao? Nhưng câu trả lời của thiền sư gợi suy nghĩ sâu sắc, một đạo lý đơn giản như vậy mấy ai có thể thực sự theo đuổi làm được? Nếu như có người thật sự làm được thì người đó chẳng còn xa nữa sẽ thành Phật.

Thiện và ác vốn là hai khái niệm khác nhau, làm nhiều việc thiện liền thành Phật, lúc nào trong tâm cũng có thiện niệm, tự nhiên sẽ tích lũy phúc báo. Hành động của Trí Đức thiền sư tuy gây ra hiểu lầm của các đệ tử nhưng trong lòng ông tràn đầy niềm vui, đây chính là tấm lòng của một người tu Phật chân chính, một người xuất gia chân chính. Chỉ có người chỉ có tấm lòng như vậy mới có thể có thành tựu trên con đường tu hành. Thế nên người muốn thành Phật nhất định phải bắt đầu làm từ những việc nhỏ bên mình, đừng cho là việc thiện nhỏ mà không làm, đừng cho là điều ác nhỏ mà làm. Nếu một người có thể thực sự làm được điều này, người đó nhất định sẽ thành Phật. Điều này cũng hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Loading...