Trong đạo Phật, tiếng chuông là hiệu lệnh trong chốn tùng lâm. Âm thanh của tiếng chuộng buổi sáng là trước nhanh sau chậm, như đánh thức mọi người trải qua một đêm đài chớ nên chìm đắm trong việc ngủ nghỉ. Còn tiếng chuông buổi chiều là trước chậm sau nhanh, như nhắc nhở mọi người biết được con đường tối tăm cần phải bỏ đi. Cho nên một ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chốn tùng lâm, bắt đầu là tiếng chuông, kết thúc cũng từ tiếng chuông.

Có một hôm, Thiền sư Dịch Thượng vừa xả thiền đi ra, Ngài nghe được âm thanh của tiếng chuông trầm hùng sâu lắng từ xa vọng lại. Thiền sư nghe một cách chuyên chú, cho đến khi tiếng chuông dừng hẳn, Ngài bèn gọi thị giả đến hỏi: “Người đánh chuộng khi sáng là ai?”

Thị giả đáp: “Đó là một Sa di mới đến tham học.”

Thiền sư Dịch Thượng bảo thị giả mời Sa di ấy đến, hỏi: “Sáng hôm nay con dùng tâm nào để đánh chuông?”

Vị Sa di chẳng biết vì sao Thiển sư lại hỏi như thế, liền đáp: “Con không có suy nghĩ gì khác ngoài việc đánh chuông mà thôi.”

Loading...

Thiền sư Dịch Thượng nói: “Thật vậy sao? Ta thấy khi con đánh chuông nhất định trong tâm có nghĩ vấn đề gì. Bởi vì hôm nay ta nghe âm thanh của tiếng chuông thật là cao quý, nếu chẳng phải là người chánh tâm thành ý thì không thể nào đánh ra đứợc tiếng chuông như thế.”

Vị Sa di suy nghĩ rồi nói: “Bạch thầy! Quả thật con không có nghĩ gì. Chỉ là khi con chưa xuất gia, thầy của con có dạy: “Trong lúc đánh chuông nên nghĩ chuông chính là Phật, cần phải chí thành, trai giới, kính chuông như Phật, dùng tâm thiền và tâm lễ bái mà đánh chuông.”

Thiền sư Dịch Thượng nghe xong, trong lòng rất vui còn đôi ba lần nhắc nhở: “Sau này khi con làm bất cứ việc gì, nên dùng tâm thiền đánh chuông như sáng hôm nay!”

Vị Sa di trẻ đã tập được một thói quen cung kính cẩn thận, không chỉ khi đánh chuông, làm việc hay nghĩ ngợi vấn đề gì, cũng luôn nhớ lời dạy của Thiền sư Dịch Thượng và thầy thế độ là gìn giữ tâm thiền khi đánh chuông, ông chính là Thiền sư Sâm Điền Ngộ Do sau này.

Thiền sư Dịch Thượng không chỉ biết người, mà còn từ trong tiếng chuông biết được phẩm chất đạo đức của người, đó chính là nhờ Ngài có tâm thiền. Tục ngữ có câu: “Muốn biết người có chí hay không, hãy xem việc nấu cơm, quét nhà của họ”. Sa di Sâm Điền tuy nhỏ nhưng khi đánh chuông biết dùng tâm thiền “kính tiếng chuông như Phật”. Chính vì vậy sau khi lớn lên đã trở thành một người thầy kiệt xuất. Điều đó cho thấy, phàm làm một việc gì mà có tâm thiền thì đều có thành tựu cả.

Người hiện đại đều rất thông minh và hay khôn vặt, họ coi thành kính là ngu dốt và thiếu mưu trí. Vì vậy, họ coi thường người thật thà, coi người thật thà là vô năng. Họ còn muốn có thể thu được lợi nhuận lớn mà không cần đầu tư nhiều, họ không có tấm lòng thành kính dồn hết tất cả tâm huyết, tập trung tinh thần. Thái độ như vậy là không chính không kính, bất cứ là tu Phật hay cầu thành đều sẽ rất khó được thành công. Nhưng những người thành kính lại có thể có được kiên nhẫn và trí tuệ từ thành kính, đạt được rất nhiều thành công.

Nếu trong lòng người không có Phật tổ Như Lai thì có cho học Phật vạn năm cũng sẽ không lĩnh hội được bí ẩn trong đó; cho nên nếu muốn học Phật pháp thì nên chính tâm trước. Chính tâm rồi tư tưởng sẽ không bị sai lệch; thân chính rồi, hành vi sẽ không bị lệch về một phía; thân tâm đều chính rồi, lời nói sẽ không còn đắng chát, con người sẽ không có nguy cơ đi nhầm đường.

Trong mắt người chính tâm chỉ nhìn thấy một thứ, nhìn núi, núi là Phật tổ, lúc nhìn nước, nước là Phật tổ, lúc nhìn chuông, chuông cũng là Phật tổ.

Nếu người bình thường cũng có thể đạt được cảnh giới như vậy, làm việc cũng dễ đạt được thành công hơn.

Loading...