Với quan niệm “Âm dương dị đồng nhất lý” nên đã có mời thì phải có đưa mới đúng lễ. Nếu như lễ cúng vào chiều ba mươi Tết với ý nghĩa là để mời tổ tiên về ăn Tết, thì lễ cúng vào ngày mồng ba để tiễn đưa các cụ trở lại thế giới bên kia. Lễ phẩm cũng chì là những thứ đã từng bày biện trong ba ngày Tết, có nhà thêm đĩa xôi, con gà, còn hương, hoa, trầu cau đều thay mới.

Trong lời khấn, gia chủ cần chú ý ba điều:
_ Cảm tạ tổ tiên đã về với con cháu;
_ Nay tiễn đưa, mong các cụ phù hộ cho con cháu;
_ Trong ba ngày Tết, con cháu có gì khiếm khuyết, xỉn các cụ tha thứ.

Cúng đưa xong là làm lễ hoá vàng mã. Vàng, mã làm bằng giấy, tượng trưng cho đồ dùng của người đã khuất lúc sinh thời. Nhân ngày Tết, để biểu hiện lòng hiếu thảo của mình, con cháu đã mua sắm những thứ đó để tổ tiên dùng. Người ta hoá vàng ở giữa sân hoặc ở một góc vườn sạch sẽ; thắp hương biện lễ, rồi châm lửa đốt, cho đến lúc tất cả đều cháy hết là xong. Nhà nào cẩn thận thì mời thầy cúng đến làm lễ trước lúc hoá.

Do mỗi vùng miền có một phong tục khác nhau, nên một số nơi chỉ cúng đến ngày mùng 2 Tết (tức là chỉ có 2 ngày Tết), nhưng theo một số quan điểm vùng miền khác, như thế là chưa đúng, chưa phù hợp.

Bởi lẽ, ngày mùng 3 Tết theo quan niệm dân gian vẫn là ngày Tết thầy, nên các gia đình vẫn phải làm cơm mời ông bà tổ tiên ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày làm cơm cúng tiễn các cụ.

Loading...

 

Loading...