Đất có Thổ Công, Sông có Hà Bá, theo tục lệ cổ truyền từ ngàn đời xưa, nơi xây dựng nhà ở cũng như nơi xây dựng mọi công trình khác, cửa hàng… đều có Quan Thần Linh cai quản. Vì thế, mỗi khi có việc khởi công động thổ, sửa chữa…một công trình hay nhà ở….đều phải làm lễ báo cáo, xin phép và có lễ vật, tiền vàng, quần áo, mũ ngựa …dâng lên Quan Thần Linh,cầu xin Thần linh ủng hộ cho trong quá trình thi công xây dựng được bình an, thuận lợi, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khi hoàn thành công trình mang lại nhiều tài lộc, sức khỏe cho gia chủ.

Nguồn gốc Lễ động thổ

Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không có tế Đất, bèn họp quần thần lại bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tức là tạ ơn Thần Đất hay còn gọi là Xã Tế.

Nghi Thức

Đào một ao, ở giữa có một nền tròn; trên nền tròn có năm bệ, trên mổi bệ đều có lễ Tam sinh gồm bò, dê, lợn. Lễ phục của mấy vị chủ tế và bối bái đều màu vàng.

Lễ Xã Tế đầu tiên do Vua Hán Vũ Đề chủ tế và cử hành tại đất Hoài Khưu gần sông Phàn. Lễ Động Thổ bắt đầu từ đó, nhưng đến năm vua Hán Thành Đế lên ngôi, năm 32 trước Công nguyên có lệnh bãi bỏ lễ này.

Về sau vì có thiên tai xảy ra, nên lễ Xã Tế lại được tái lập và tồn tại mai về sau.

Loading...

Lễ xã tế chia làm năm bậc dành cho Hoàng đế, các vua chư hầu và các quan đại phu trở xuống và có tác dụng khác nhau.

Đại Xã, Hoàng Đế chủ tế, làm cho toàn dân, kể cả dân các nước chư hầu.

Vương Xã, Hoàng Đế chủ tế, làm lễ cho riêng mình.

Quốc Xã, vua chư hầu chủ tế làm lễ cho toàn dân của nước chư hầu liên hệ.

Hầu Xã, vua chư hầu chủ tế làm cho riêng mình.

Trí xã, Quan đại phu trở xuống chủ tế, làm lễ cho từng địa phương.

Xã tế tại Việt Nam

Xưa kia, tại Việt Nam, lễ này cũng được tổ chức từ triều đình tới dân gian, nhưng về sau lễ này chỉ còn tồn tại trong dân chúng, tại triều đình. Thần Đất đã có tế trong dịp tế Nam Giao.

Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, tại các làng có làm lễ Động Thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được.

Chính ra thì ngày lễ Động Thổ không nhất định là ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn. nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày Tết.

Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần đất. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã.

Trong buổi lễ, ông chủ tế với nguyên áo thụng xanh, cuốc mấy nhát cuốc xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ.

Sau buổi lễ Động thổ này, dần làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.

Trong ba ngày Tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ Động thổ xong mới được đào huyệt an táng.

Ngày nay, nếu không phải làm nghề nông, mà áp dụng vào xây dựng các công trình, người ta cũng bắt đầu từ công việc đào móng, hoặc đào, xúc đất tượng trưng để khởi công xây dựng một công trình, mà đào móng là động đến đất (là ông thổ địa) nên phải làm lễ xin phép.

Hiện nay, Lễ khởi công được xem như là nghi lễ để kính cáo với thần linh cầu sự phù trợ và cũng nhằm thông báo với tất cả mọi đối tượng về ý nghĩa của công trình bắt đầu xây dựng cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng nó mang lợi ích nhất định đối với con người và xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, Lễ khởi công ngày càng được chú trọng, nâng tầm quy mô, đòi hỏi sự bài bản và chuyên nghiệp của người tổ chức. cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng nó mang lợi ích nhất định đối với con người và xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, Lễ khởi công ngày càng được chú trọng, nâng tầm quy mô, đòi hỏi sự bài bản và chuyên nghiệp của người tổ chức.

 

 

Loading...