“Dù ai đi gần về xa

     Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười

                 Dù ai đi ngược về xuôi

     Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Loading...

               Khắp miền truyền mãi câu ca

         Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Lễ hội cổ xưa ấn định vào ngày 11 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Vua Hùng. Sau khi tôn tạo xong Đền Hùng nhà Nguyễn tế vào mùa thu. Đến nám 1917 mới quyết định lấy ngày 10-3 để triều đình tế lễ, sau mới đến làng xã tế lễ. Do đó hội Đền Hùng chuyển lên ngày 10-3 khoảng ngót trăm năm nay.

 

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng gắn với các hoạt động hội nhằm tôn vinh di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”. Phần lễ sẽ gồm các hoạt động như: Lễ giỗ tổ Hùng Vương; dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân; dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Đền Hùng.

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

     -Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.

     -Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Khi kiệu và đoàn hành lễ lên tới sân Đền Thượng đỗ lại. thì các Chấp sự chuyến giá chúc vào đặt lên chiếc bàn sơn đỏ ở trước án hương tiền tế; khiêng hạt lúa Thần vào đặt trước bàn chúc, chuyển bánh dầy, bánh chưng vào nội điện, chuyển hương hoa, rượu đặt lên 2 chiếc bàn ở 2 bên chiếu lễ.

     Lễ hội Đền Hùng là một sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân nơi đây. Sống trên vùng đất in đậm những giá trị đó khiến người dân luôn ý thức về một thời đại hào hùng của dân tộc. Mỗi dịp lễ hội là cơ hội để người dân bày tỏ tầm lòng thành kính của mình trước tổ tiên.
     Việc tham gia lễ hội của người dân cũng được tiến hành theo những cách khác nhau. Trong phần lễ có những người tham gia một cách có tổ chức như trong các đoàn rước kiệu. Tại làng Cổ Tích (xã Hy Cương) có rước bát bửu, rước thần… Còn lại người dân đi nhỏ lẻ, có thể tự sắm lễ để dâng lên các đền để bày tỏ tấm lòng thành kính của có mình. Từ sáng sớm, những đám rước kiệu rực rỡ sắc màu đã khuấy động không khí thành phố Việt Trì, khu di tích đền Hùng và các vùng lân cận. Đám rước kiệu trang trọng của nhân dân xã Hy Cương theo phong tục “con trưởng tạo lệ” hằng năm cùng các đám rước từ các xã lân cận đã thu hút khoảng trên 1.000 người. Xuất phát từ đình thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, kiệu bát cống và kiệu văn rước hạt lúa thần – vật tượng trưng cho sự ấm no và công đức các vua Hùng – được 20 thanh niên ghé vai khiêng lên đến đền Thượng, nơi sẽ diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.
Trong phần hội có những người tham gia vào các trò chơi: chơi cờ, nấu cơm thi, bơi thuyền, ném còn… Những người không tham gia thì đi đến hội để xem và cổ vũ. Tất cả đã tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt của ngày hội. Không khí đó làm nức lòng người dân nơi đây. Họ chờ đón ngày hội để được hòa mình vào những cuộc vui đó.
Khi được hỏi về những điệu hát hay những trò chơi  về thời Hùng Vương và dịp lễ hội Đền Hùng thì mọi người đều có những hiểu biết cụ thể. Hầu hết các đối tượng đều biết được hát Xoan có nguồn gốc từ thời Hùng Vương. Trong dịp lễ hội Đền Hùng, hát Xoan là phần không thể thiếu nên người dân thấy được vị trí quan trọng của nó. Lễ hội Đền Hùng là nơi tái hiện lại nhiều những sinh hoạt văn hóa từ thời Hùng Vương. Chính vì vậy người dân hiểu được phần nào những trò diễn hay trò chơi ở đó.

     Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng về cội nguồn dân tộc.

     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“

Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày 10/3/ 2007 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

Loading...