Lễ hội là một hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian của một cộng đồng người có cuộc sống định cư bền vững.


Khác hẳn với lễ hội của làng xã chỉ tiến hành với dân cư trong làng xã, lễ hội Đền Hùng được tiến hành với sự tham gia của nhân dân cả nước. Nhưng về chủ thể việc cúng giỗ Vua Hùng do 3 cấp tiến hành: của Nhà nước phong kiến, của các làng xã sở tại và của từng người. Nhà nước phong kiến tiến hành tế lễ (quốc tế)

Vào ngày 10-3 âm lịch là ngày giỗ Vua Hùng thứ nhất (Kinh Dương Vương). Lệ này cứ 5 năm một lần vào năm chẵn (ví dụ 1920 – 1925) gọi là hội chính. Năm ấy, ngay từ tháng giêng, người ta đã treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào xa gần biết. Phẩm vật tế lễ do dân Trung Nghĩa (Hy Cương) phải lo, gọi là dân Trưởng tạo lệ. Vì là dân sở tại nên triều đình giao cho nhiệm vụ trông nom đền miếu và phục vụ ngày giỗ Tổ. Bù lại, Nhà nước miễn cho khoản Sưu thuế phu phen. Ngoài ra còn được cấp thêm chi phí lấy từ thuế điển thổ của hạt Sơn Hưng Tuyên. Sau khi đã tiến hành quốc tế thì đến lượt các làng xã xung quanh Đền Hùng tế lễ. Đó là những nơi thờ Vua Hùng và vợ con của các vua. Chính các cuộc hành lễ của làng xã mới tạo nên sự xúc động tâm linh mạnh mẽ hướng về cội nguồn. Có khoảng trên 40 làng rước kiệu từ đình làng mình tới chầu, tất cả đều được đặt ờ chân núi để chấm giải. Giải là một bức trướng vua ban chứ không có gì khác. Riêng kiệu làng cổ Tích (trưởng tạo lệ) được rước lên núi, nhưng cũng chỉ đến bãi bằng Đền Hạ là dừng lại. Được thay mặt cả đoàn kiệu rước lên đền dự tế Tổ rất vinh dự.
Đây là một hoạt động tín ngưỡng rất tôn nghiêm và vui vẻ. Một đám rước như vậy tổ chức hết sức công phu, gồm 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Kiệu được sơn son thiếp vàng đục chạm rất tinh vi. Thân kiệu là 2 con rồng dài gần 4 mét do 16 người khiêng. Cỗ đi đầu bầy hương hoa, đèn nến, trầu cau, bình nước và nậm rượu. Cỗ thứ hai rước nhang án bài vị thánh, có lọng che. Cỗ thứ ba rước bánh dày, bánh chưng (hoặc xôi), thủ lợn luộc (hoặc cả con). Đi trước nhất là viên quan dịch loa cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên đường và khách bộ hành biết có kiệu sắp tới, để họ nghênh xem hoặc thu xếp dọn dẹp những gì trở ngại khiếm nhã. Thứ đến là phường chèo dóng đường. Tiếp theo là chiêng trống nện theo nhịp “Tùng boong’’ hoặc “Tùng tùng boong boong”. Dịch loa, phường chèo và chiêng trống có thể xem là một ê kíp tiền trạm. Ê kíp chính của đáp rước gồm người vác lá cờ thần dẫn đầu 8 người vác cờ đuôi nheo, 8 người vác bát bửu. Ông chủ tế mặc áo hoàng bào thụng kiểu nhà vua đi sau kiệu, các quan viên chức sắc đi theo hộ giá. Riêng kiệu nhang án có phường bát âm tấu nhạc hầu thánh đi hai bên. Trừ phường bát âm mặc lễ phục cổ điển thông thường (quần trắng áo the khăn xếp) còn các quan viên rước kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối văn võ và binh sĩ trong triều. Những làng à xa phải rước hai ba ngày mới tới đền. Bởi vậy có thể xem đội quân hậu cần là ê kíp thứ 3. Hàng ngày họ phải đem cơm nắm, thức ăn, nước uống từ nhà đến cho đám rước, đi đi về về rậm rịch.
Cũng nằm trong lễ thức tại Đền Hùng còn có tiết mục hát Xoan. Hát Xoan xưa gọi là hát Xuân, do công chúa Nguyệt Cư con Vua Hùng 17, tập hợp từ múa hát dân gian trong kinh đô Văn Lang (Việt Trì). Vì kiêng tên bà là Lê Thị Lan Xuân vợ vua Lý Thần Tông người
Hương Nộn (Tam Nông) nên gọi chệch là hát Xoan. Bà là người yêu thích hát Xoan, đã có công giúp phường hát Xoan hoạt động. Điệu múa hát này vốn lưu hành ở ngã ba sông Hồng, Lô, Đà từ thời Hùng Vương, đến triều Lý được các bà hoàng hậu công chúa ua thích, đặc biệt là bà Lan Xuân cho SƯU tầm tổ chức thành điệu hát lễ ở một số đinh đền thờ Vua Hùng. Đêm hát Xoan kéo dài từ chập tôi đến sáng, trình diễn một bài bản có 3 phần: năm đoạn lề ỉ ối, 14 đoạn quả cách và 8 đoạn nam nữ đối đáp. Đội Xoan có 6 nam 12 nữ trẻ đẹp hát bằng nhiều giọng khác nhau, có lúc dùng điệu bộ chân tay, có lúc múa nhảy, kèm theo trống phách để đệm.
Trên đây là miêu tả sơ bộ phần lễ, có thể xem là hạt nhân của hội. Hành động Hội là một tổng thể nhiều khía cạnh gây nên hưng phấn cho người có mặt bao gồm lễ thức, trò chơi, văn nghệ, mua bán hàng hóa, ăn uống và kể cả con người (con người góp vào đấy bộ mặt tươi tỉnh, áo quần diện đẹp và sự đông đúc ồn ào). Dàn đìa phương bán hoa quả, quà bánh, cơm phở, nước nôi gần như phục vụ khách thập phương để cầu phúc và lấy tiếng khen là chính, chỉ tính một chút công làm lãi. Tối đến, ít người về nhà dù ở gần, tục lệ là ngủ lại. Bởi vậy họ đĩ xem, đi chơi cho mệt rã rời rồi tiện đâu ngủ đấy. Giữa bầu không khí cởi mở ấy là hàng loạt trò chơi, văn nghệ biểu diễn ngày cũng như đêm, tự do thưởng thức không mất tiền. Ban khánh tiết chỉ cần treo lên ít giải thưởng làm vui là các làng xã tự đem đến gà chọi, bịt mắt bắt dê, kéo co, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, ném còn, đấu vật, cờ người. Cờ người dùng người thật làm quân, từ tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt đều là các cô thanh nữ xinh đẹp. Lứa tuổi thanh niên túm tụm nhau trên các ngọn đồi trô tài hát ví, hát trống quân, sa mạc. cò lả… Các cụ già lại thích nghe nghệ sĩ dân gian hát xẩm, kéo nhị, hồ. Nghe xong thưởng ít tiền.
Ban đêm bao giờ cũng có hát chèo tuồng ờ các bãi rộng. Phường chèo tuồng đón ờ các rạp về hoặc tự họ xin đến. Cũng có cả các đoàn nghiệp dư của làng xã đến trổ tài ở Hội. Tất cả các đoàn đó được ban khánh tiết cho ăn cơm cá thịt và ít tiền lộ phí, biểu diễn cho toàn dân xem không bán vé. Nói chung đi tới Hội là gặp không khí cởi mở thân thương tha thiết nghĩa tình.
Không có những trò chơi, những tiết mục văn nghệ lố lăng ầm ĩ trái với bầu không khí sâu lắng trang nghiêm, hướng thượng. Lễ hội Đền Hùng xua kéo dài từ mồng 7, mồng 8 tới 17, 18 tháng ba âm lịch. Kể từ năm 1922 Đền Hùng được xây dựng quy mô như hiện có, nhà Nguyễn quyết đính lấy ngày 10-3 triều đình tế lễ (giao cho Tuần phủ tỉnh Phú Thọ làm), sau đó để làng xã tế lễ. Biết vậy hồi giữa thế kỷ 20, một nhà thơ dân gian người Phú Thọ làm bài ca đăng báo địa phương có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
      Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. ”
Câu ca dao này diễn tả đúng tâm lý, nên trở thành cố đính trong lòng mỗi người Việt Nam từ Bắc chí Nam, tưởng như tự ngàn xưa để lại.

Loading...