Từng có thời gian dài nghi lễ chầu văn bị tác động bởi những yếu tố khách quan nên không còn trong sáng và nguyên gốc như khi ra đời, thậm chí còn bị quy là mê tín dị đoan. Bởi trong rất nhiều trường hợp, bản thân hoạt động, hiện tượng ấy không phải là mê tín dị đoan, nhưng chức năng của nó trong bối cảnh xã hội, đã bị những con người cụ thể lợi dụng nó làm nó dần trở thành hoạt động mê tín.

tín dị đoan là gì ?

Mê tín dị đoan là những niềm tin hay ý niệm phát xuất từ lòng dễ tin không dựa trên lý lẽ hay kiến thức nhất là khi những niềm tin hay ý niệm nầy không cần có bằng chứng vững vàng và đầy đủ.

Lên đồng là một hoạt động của đạo Mẫu

Lên đồng cũng là một cách để nối thông với thần linh. Đừng nhìn lên đồng tách biệt, bởi nò là một hoạt động của đạo Mẫu. Lên đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là đặc hữu. Nếu không kể việc người Việt hiện tại mang nghi lễ Lên đồng ra khắp thế giới thì Lên đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Saman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh, nảy sinh thời kỳ xã hội bộ lạc.

Lên đồng có phải là mê tín dị đoan ?

Lên đồng được xem là nghi thức quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh mà còn cả đời sống văn hóa nghệ thuật. Lầu đồng là một hiện tượng sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa đã và đang diễn ra một cách sống động trong đời sống người dân Việt, đặc biệt là các tỉnh thành phía Bắc. Do vậy xét trên phương diện tổng thể và bản chất lầu đồng không phải là hoạt động mê tín, dị đoan. Không thể phủ nhận vì rất nhiều người vẫn lợi dụng nghi thức lên đồng để trục lợi, thể hiện hành vi mê tín, dị đoan, lừa gạt niềm tin và tiền bạc. Nhưng những gì thuộc về văn hóa nguồn cội, về tâm thức những người dân Việt thì nó vẫn sẽ mãi mãi tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của xã hội khi nhận thức của người dân cao hơn thì tự khắc những hoạt động mê tín dị đoan kia sẽ không còn có cửa để tồn tại.

Lên đồng là một nét đẹp văn hóa cộng đồng

Nghi lễ lên đồng  là văn hóa nghệ thuật truyền thống rất phong phú với truyền thuyết, huyền thoại về các thần linh. Trong lên đồng âm nhạc hát văn và múa thiêng không tách khỏi những hành động của các ông đồng,hay bà đồng trong nghi lễ nhập hồn. Và gần như thành lề luật mỗi giá đồng có những bài văn chầu được hát theo làn điệu nhất định, có âm nhạc kèm theo. Vậy là hát văn lên đồng không chỉ là sinh hoạt cộng đồng thuần túy, mà là sinh hoạt mang tính chất tín ngưỡng văn hóa cộng đồng. Đây là nghi lễ chính và là nghi lễ tiêu biểu của tục thờ Thánh mẫu Tam phủ Tứ phủ. Hát văn luôn gắn chặt với lên đồng, bên cạnh đó nghệ thuật đặc sắc này còn phát triển thành một loại hình dân ca truyền thống được biểu diễn ở các môi trường khác nhau.

Loading...

Vì sao lên đồng bị cho là mê tín dị đoan?

Sở dĩ hầu đồng bị kỳ thị và cho là mê tín là do có không ít những biến tướng từ hoạt động này. Nhiều người lợi dụng lên đồng để kiếm tiền, vì đến với Mẫu là để cầu mong sức khỏe, tài lộc hay buôn bán có nhiều tiền. Nhưng chính nhóm những ông đồng, bà đồng không có căn mới có chuyện biến chất hay lợi dụng niềm tin của con người để thu lợi cho họ. Cũng có lẽ trong những người đồng bóng, rất ít người hiểu biết về Đạo Mẫu nên mới gây ra sự lệch lạc.

Lên đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ tái hoà nhập cộng đồng. Tất nhiên, bên cạnh các giá trị xã hội và văn hoá đó lên đồng cũng tích hợp vào nó những bụi bậm mà cái đó phần lớn do người ta lợi dụng nghi lễ này vì lợi ích cá nhân mình. Lên đồng không mang tính mê tín dị đoan cho nên chúng ta cần giữ nét đẹp văn hóa tín ngưỡng tâm linh này.

Loading...