Bài số 1: Bài học về sự tự giác

Có một ông Vua nọ, một hôm ông sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi và ông nấp vào một bụi cây gần đấy.

Lần lượt ông thấy, những thương nhân giàu có đi ngang qua, rồi đến những cận thần của ông, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá để nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì ông đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.

Một lúc sau, nhà Vua thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe, nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá qua bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa nghĩ : “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đó”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe và tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó chính là một một món quà của Đức Vua cho người nào chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà trong rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi sẽ là một cơ hội tốt.

Những bài học thực sự quan trọng của đời người
Những bài học thực sự quan trọng của đời người

Bài số 2: Bài học về lòng biết ơn

Vào cái thời khi món kem nước hoa quả còn rất rẻ, có một câu chuyện về cậu bé 9 tuổi thế này:

Loading...

Ngày nọ, Tom sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố thời điểm đó, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu thích, mạnh dạn tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ, bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, đợi người phục vụ đến.

Chỉ chút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Tom và đặt trước mặt cậu một ly nước. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả?”. “50 xu“, cô trả lời. Nghe vậy, Tom liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, tính một hồi, cậu hỏi: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người cô phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sau đó sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn ở trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Tom đã gọi – Tom đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy rất thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường cùng với một ít tiền boa cho cô

Bài Học Số 3: Bài Học Về Sự Hy Sinh

Đã nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên ở một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ, cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.

Cơ hội sống sót duy nhất của cô ấy là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được những cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt ở trong cơ thể. Bác sĩ trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái của mình những giọt máu. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua ở trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu, dứt khoát và cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để có thể cứu em cháu”.

Nằm trên chiếc giường kế bên em để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô ấy hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng sau đó, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, và cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không thưa bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người của mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay em.

Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm, hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh cao cả…

“Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.

Loading...