Đối với người Việt việc đi chùa đầu năm đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, là kết quả của sự giao thoa giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa. Không phân biệt Phật tử hay người ngoại đạo cứ hàng năm sau khoảnh khắc giao thừa, mọi người lại cùng nhau ra chùa dâng hương lễ Phật với mong muốn cầu chúc cho một năm mới bình an phát đạt. Nhưng điều đáng buồn là nhiều người mặc dù đặt chân đến nơi cửa Phật hàng ngày, hàng tháng nhưng lại đang mắc phải những sai lầm mà ngay chính họ cũng không nhận ra.

Đặt tiền công đức lên tượng Phật

Mỗi lần đi lễ chùa, người đi chùa thường quyên góp một khoản công đức. Đây được xem là việc tốt mà con người nên làm để nhà chùa có thể sử dụng khoản tiền đó tu sửa chùa. Tuy nhiên, ở nhiều nơi thì việc công đức đang dần trở nên biến tướng. Khi đến chùa chúng ta rất dễ bắt gặp cảnh người dân rải tiền lẻ ở trong chùa hay vô tư đặt tiền lên tượng Phật. Hành động để tiền lên Phật vừa làm mất thẩm mỹ cũng như làm mất đi giá trị về mặt tâm linh. Con người phải biết rằng Đức Phật không cần đến những đồng tiền của người trần tục. Vì vậy, hành động rải tiền lẻ khắp chùa là 1 việc hoàn toàn sai lầm, làm ô uế cửa Phật.

Cúng dường tượng Phật đồ mặn

Đây thực tế là tư duy biếu xén quà cáp vốn để đổi lấy những thứ mà họ đang mong cầu đã ăn sâu vào tâm khảm. Khi con người có thói quen sùng bái vật chất kim tiền, các vấn đề đạo đức lại dường như bị xem nhẹ. Đức Phật luôn xem nhẹ cái vật chất ở cõi, cái thiện đức của con người mới là điều Phật nhìn, phải nhớ Đức Phật chỉ nhìn vào tâm thiện đức của con người mà thôi.

Mang tro cốt người chết lên chùa và cúng lễ cho người chết tại chùa

Sự việc này đã trở nên phổ biến nhất và người ta cũng coi là nghiễm nhiên nhất, không có gì phải suy nghĩ. Thực ra đây là một trong những sự bất kính lớn nhất đối với chư Phật. Chùa là nơi thờ tự Phật và có thể nói là nơi mà pháp thân của Phật ngự. Vậy mà hằng bao nhiêu âm hồn người chết lại có thể ở cùng một nơi hay cùng một gian. Con người vốn chỉ là chúng sinh còn Thần Phật ở nơi cảnh giới rất cao siêu tới thế gian để giúp con người gìn giữ thiện tâm thì làm sao có thể ngự ở ngang hàng với chúng sinhđược. Với lý do nương nhờ cửa Phật mà bản thân con người đã tự ý sắp đặt để Phật phải trông coi và bảo hộ cho người chết.

Bán khoán con vào chùa

Hiện nay, có khá nhiều các bậc cha mẹ ông bà đem con bán khoán lên chùa với mong muốn con ăn ngoan, ngủ sâu, nhanh lớn hay ít ốm đau cũng như thông minh và gặp nhiều may mắn. Nhiều bà mẹ mang bầu cũng đã lên chùa hỏi về thủ tục bán khoán,  như một thủ tục nhập học vậy.

Loading...

Vào chùa nhưng không giữ cho tâm tịnh

Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết và thanh tịnh. Chỉ cần bước qua ngưỡng cửa tam quan, người đi chùa sẽ bước vào một thế giới khác. Dù ở bên ngoài tâm có xáo động, hỗn độn đến đâu thì khi bước vào cửa Phật cũng phải giữ cho tâm tịnh. Khi vào chùa, nghe tiếng chuông, tận hưởng không khí tịch mịch và ngửi thấy mùi nhang trầm chắc chắn tâm sẽ tĩnh lại và từ đó suy nghĩ được nhiều điều thấu đáo hơn. Tu Phật không phải hướng ngoại mà cầu nhưng là hướng vào chính bản thân mình, khơi dậy thiện niệm để Phật tính vốn sẵn có trong con người được khởi phát. Khi lên chùa, người đi lễ không nên tham, sân, si mà cầu xin tiền tài. Trong đạo lý nhà Phật có dạy rất rõ con người cần tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng.

Theo chùa thiêng bỏ chùa làng

Ngay xưa chùa làng nào dân làng nấy thờ. Đó là xuất phát từ việc tín ngưỡng Phật luôn ở bên cạnh trông nom gìn giữ cho con người bảo trì được thiện tâm. Còn nay nhiều người do tâm lý đám đông, nghe nói chùa nào thiêng thì nô nức đến dâng lễ cầu xin. Điều đó là vì họ tin rằng chùa thiêng thì xin được nhiều. Người xưa họ hoàn toàn không có cái tâm phân biệt ấy, bản thân họ tin rằng ở đâu có người thiện đức thì ở đó có Phật. Chùa chỉ là hình thức do con người dựng nên nhưng nếu con người không tuân theo những lời dạy của Phật thì ở đó chắc chắn không có Phật ngự.

Vì tham vọng của con người nặng nên người ta đến chùa bằng những thân khác, tâm khác chứ không theo nghi thức Phật Giáo. Điều này đã sai lệch đi mục đích tốt đẹp từ xa xưa của chùa. Vấn đề quan trọng nhất là mỗi người cần có cái nhìn chuẩn mực khi đến chùa chiền. Thành tâm, tín ngưỡng là tốt nhưng đừng để chùa chiền trở thành nơi mua bán tài lộc thì tội nặng thêm.

Loading...