Chúng ta sống trên thế gian là gặp phải muôn vàn khó khăn, cần phải chuẩn bị sẵn tâm thế để đối diện với đủ loại nghịch cảnh. Ngày nay, khi nói đến những nỗi khổ trong cuộc đời, chúng ta chỉ thấy đó như một sự thật hiển nhiên mà bất cứ ai cũng có thể nhận biết. Những nỗi khổ như “sinh, lão, bệnh, tử” như đã quen thuộc trong mắt con người, đến nỗi không ít người quên hẳn rằng chúng được xuất phát từ bài pháp đầu tiên của đức Phật. Có thể nói chắc được rằng, nếu như không có đức Phật từng chỉ ra bản chất sự khổ đau của đời sống con người một cách có hệ thống trong giáo pháp của ngài, thì liệu chúng ta có thể tự mình nhận biết cùng những sự thật như thế hay chăng?

Nỗi khổ thứ nhất của đời người: Sinh

Nhà Phật cho rằng thế giới thực tại là khổ. Chúng ta sinh sống trên thế gian, bản thân là khổ. Sống rồi chết không biết lúc nào kết thúc? Thống khổ nguyên ở bản thân chúng ta. Cho nên, con người khi hạ sinh, lần đầu tiên cất tiếng chính là tiếng khóc.

Nỗi khổ thứ hai của đời người: Lão

Mỗi người đều có tuổi thanh xuân và nó dần như nhanh chóng trôi qua, biến mất, ẩn sâu vào những vết nhăn hằn trên cơ thể. Đồng thời tồn tại với sự sống là cái chết. Bản thể của mỗi người cũng ai rồi cũng qua quá trình sinh ra và chết đi. Và mỗi ngày rồi sẽ phải già đi cho dù chúng ta không nhìn rõ được sự lão hóa này bằng mắt thường. Người bình thường rất khó để khống chế và làm thay đổi được quá trình này. Và mỗi khi nhìn lại con người như phát hiện ra mình đã già đi thì trong tâm sẽ phảng phất nỗi buồn khổ.

Nỗi khổ thứ ba của đời người: Bệnh

Đây là điều mà loài người và cả vũ trụ cũng đều chịu đau khổ. Tại sao chúng ta ai cũng phải chịu ít nhất một tật bệnh, nặng hay nhẹ, thoáng qua hay kinh niên. Mỗi ngày biết bao thầy thuốc bác sĩ đã cố gắng chiến thắng bệnh tật và tìm ra giải pháp cứu người thế nhưng càng ngày nhân loại càng bị những bệnh khó hơn. Bệnh tật không tha bất cứ ai, từ người giàu sang đến kẻ bần hàn nhất. Bệnh tật cứ âm thầm gieo cho con người nỗi sợ hãi và nó cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng từng giây phút. Bệnh tật là nỗi khổ của đời người, rồi ai cũng sẽ phải trải qua. Dù ngày hôm nay ta khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng ai biết được ngày mai sẽ như thế nào?

Nỗi khổ thứ tư của đời người: Tử

Đây là cái đích cuối cùng mà con người ai cũng phải tới mà ít ai chịu chấp nhận nó , khi nó tới gần thì sợ hãi. Phật gia cho rằng, chết là không đáng sợ như con người vẫn tưởng tượng. Bởi vì họ cho rằng, cái chết như khởi đầu của một sinh mạng mới. Luân hồi là để một sinh linh được ra đời. Nhưng sự lưu luyến, không muốn rời xa lúc con người chết đi chính là nỗi khổ.

Loading...

Hãy cảm ơn đau khổ

Chúng ta hãy cảm ơn đau khổ, đau khổ làm tâm của chúng ta rộng mở nhiều hơn, từ đó chính bản thân ta sẽ quan tâm chia sẻ đến những mảnh đời bất hạnh, và có cơ hội để chúng ta tu tập hạnh nhẫn nhục. Đau khổ là con đường mà rồi con người phải trải qua và chỉ khác nhau giữa kẻ mê và người ngộ. Mê thì trầm luân sanh tử, ngộ thì thấy được nét bàn giải thoát an lạc.

Con đường giải thoát khổ

Những nỗi khổ, niềm đau trong kiếp người rất khó để diễn tả. Nó đeo đẳng, chi phối đời sống của ta như bóng theo hình. Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu. Lúc bản thân rơi vào trạng thái khổ đau quá lớn chính ta hay trách móc người thân yêu, để rồi gặm nhấm nỗi đau mà than thân trách phận chứ không tự tìm ra lối thoát. Ta tự chấp nhận mình là kẻ khổ đau nhất trên đời này, chứ không chịu cho ai kéo mình thoát khỏi vực thẳm đen tối ấy. Cuộc sống của mỗi người đều khó có thể hoàn mỹ nhưng cũng không phải hoàn toàn là bi thảm. Hãy biết điều chỉnh tốt tâm thái của mình, vui vẻ sống, biết rõ điều gì nên chấp nhận và nên buông bỏ, tìm được mục đích mà cuộc đời mình theo đuổi, cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.

Loading...