Người Việt xưa tin rằng vong hồn tổ tiên luôn tồn tại và dõi theo mọi hoạt động của gia đình cho nên lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên như một cách để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến người đã khuất.

Theo Phan Kế Bính: “mỗi tuần tiết hoặc hoặc ngày kỵ, đều có thể làm lễ cáo gia tiên, hoặc mùa có của mới, gạo mới hoặc khi có việc hiếu hỉ”.

Nhất nhất mỗi biến cố xảy ra trong gia đình, gia chủ đều khấn vái gia tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là để xin sự phù hộ giúp đỡ.

– Nhà nuôi được lứa lợn lớn, đem bán xong, gia chủ cũng có cái lễ mọn gồm trầu cau vàng rượu hoa quả để cáo gia tiên. Đây cũng là một cách lễ tạ ơn vì gia tiên đã phù hộ cho lứa lợn nuôi được trót lọt.

– Nửa đêm, con trẻ trong nhà bất thần trở mình đau sốt, gia chủ lập tức khấn vái gia tiên để xin phù hộ cho đứa trẻ được tốt lành tai qua nạn khỏi. Lúc này, đêm hôm nếu có trầu cau càng tốt, bằng không chỉ cần chén nước lạnh với lòng thành thắp hương khấn vái trên bàn thờ là đủ.

Loading...

– Người đi buôn gặp dịp buôn may bán đắt, không bao giờ quên lễ tạ gia tiên, cũng như lúc bắt đầu bỏ vốn ra buôn bán, đã có sự cầu khấn cúng lễ trước.

– Mỗi khi có mùa hoa quả mới, trước khi mua ăn con cháu bao giờ cũng nghĩ đến việc mua thắp hương cúng vái các cụ, cũng như một năm hai vụ cơm mới, con cháu cũng đều có sa lễ cúng vái tổ tiên.

– Nếu trong vườn nhà có một cây ăn quả, những quả chín đầu tiên phải được hái thắp hương các cụ.

Cô dâu chú rể lễ gia tiên
Cô dâu chú rể lễ gia tiên

Đấy chỉ là những việc nhỏ được kể ra, còn những biến cố quan trọng khác của gia đình, gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên:

  • Vợ sinh con.
  • Con đầy cữ, đầy tháng, đầy năm.
  • Con cái bắt đầu đi học.
  • Con cái sửa soạn đi thi.
  • Con cái thi đỗ.
  • Gả chồng cho con gái, dựng vợ cho con trai.
  • Lập được công danh nghĩa là được bầu vào hàng chức sắc trong làng.
  • Mua được nhiêu được xã.
  • Được thưởng phẩm hàm.
  • Khao vọng (là việc nộp tiền và làm cỗ mời dân làng nhân dịp đỗ đạt hoặc thăng chức, theo tục lệ thời trước).
  • Xây dựng nhà mới, nhiều khi chỉ lát gạch một chiếc sân, hoặc xây một bức tường hoa.
  • Đi dự một giải thi gì ở một hội hè nào.

Những biến cố trên là những biến cô vui mừng, con cháu trình báo tổ tiên rõ để tổ tiên chia sẻ cái mừng với con cháu, và cũng nhiều khi là dịp con cháu tạ ơn tổ tiên đã phù hộ độ trì cho mình cầu mong được nên. Tùy từng trường hợp, việc cáo gia tiên, gia chủ chỉ cần sa cái lễ nhỏ, đĩa xôi nải chuối, ly rượu, trầu caụ, hoa quả, chén nước là đủ, hoặc có khi là cỗ bàn cúng mặn. Lễ vật không đáng kể, điều quan trọng là tấm lòng thành của con cháu.

Trước cúng sau ăn, lễ bái có mất đi đâu bao giờ, con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái là tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ, ắt vong hồn cũng vui mừng.

Những biến cố xảy ra cho gia đình, con cháu cũng trình khấn lên tổ tiên hay:

  • Có người đoản mệnh, qua đời.
  • Lúc bắt đầu đưa ma người chết.
  • Trong nhà có người ốm đau.
  • Gặp những chuyên không hay như buôn bán thua lỗ, bị kiện cáo.
  • Có người phải đi xa.

Cáo với gia tiên những biến cố buồn, con cháu trình để cụ kỵ rõ mọi việc xảy ra, và đôi khi còn cầu xin các cụ phù hộ cho được qua khỏi mọi sự không may.

Hành lễ thắp hương gia tiên
Hành lễ thắp hương gia tiên

Ngoài những biến cố xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con cháu cùng làm lễ cáo gia tiên kêu cầu khấn vái:

– Trong làng bỗng có đám cướp, gia chủ vội vàng lễ khấn tổ tiên dun dủi cho lũ cướp mau đi khỏi làng không đến quấy rối nhà mình.

– Nước đang thanh bình bỗng có loạn, con cháu cũng cầu xin tổ tiên phù hộ cho toàn gia tránh khỏi mọi tai nạn trong lúc loạn lạc.

– Một bệnh dịch phát sinh, con cháu xin với tổ tiên phù hộ tránh khỏi tai ách nguy nan.

– Trong làng mở hộị con cháu vui mừng cũng có lễ cúng tổ tiên.

Tóm lại, tâm lý của nhiều người Việt Nam tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên và ở sự hiện diện cùa tổ tiên quanh mình nên bất cứ mọi việc to nhỏ gì xảy ra liên quan tới gia đình, con cháu đều yết cáo gia tiên.

Loading...