Tiến trình từ nhân đến quả có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong thực tại chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác. Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mìn và đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo đối với quy luật nhân quả, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp cũng như làm ác chịu quả khổ đau.

Nhân quả là gì?

Vũ trụ vạn vật không phải tuần hành nhưng biến dịch một cách tự nhiên vô lý mà nhưng tuân theo một cái luật chung. Luật đó là luật nhân quả. Luật này không phải do một đấng nào hay xã hội nào đặt ra mà chính là một luật thiên nhiên âm thầm lặng lẽ nhưng đúng đắn vô cùng.

Luật nhân quả trong Phật giáo

Luật nhân quả được quan niệm khác nhau thậm chí đang tồn tại sự khác biệt khác lớn. Phật giáo đối với vấn đề nhân quả có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt.  Nội dung lí luận nhân quả trong Phật pháp rất rộng. Nhân quả báo ứng là để con người hiểu hơn những vấn đề cốt yếu của cuộc sống song nó chỉ là hạt nước nhỏ bé trong biển luật nhân quả mênh mông của Phật giáo.

Luật nhân quả bắt nguồn từ Phật giáo

Theo những gì sách vở để lại và cả văn học truyền miệng thì triết lý nhân quả của cha ông ta có lẽ bắt nguồn từ đạo Phật. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ra đời vào  khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc Phật giáo với tinh thần bình đẳng từ bi đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành những giá trị tinh thần vô giá cũng như góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh người Việt. Quy luật nhân quả đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp và mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng hay kinh sách mà đã được thể hiện rõ nét qua cách sống cũng như qua ý thức thực hành một cách tự nhiên và dần trở thành một bản năng vốn có của con người.

Luật nhân quả có mặt khắp mọi nơi

Trong cuộc sống thông thường thì người ta hay bỏ qua luật nhân quả là bởi ít khi luật nhân quả đến ngay và đôi lúc con người không thể nhìn thấy mối đe dọa trước mắt để đề phòng. Luật nhân quả đôi khi nó đến từ từ như thể từng giọt nước rơi vào cốc rồi đến một lúc nào đó tràn ly không hay. Luật nhân quả có mặt khắp mọi nơi và nó luôn tồn tại mãi mãi.

Loading...

Con người thường không sống đúng với quy luật nhân quả

Triết lý về luật nhân quả của cha ông ta có mặt trong mọi mặt của đời sống. Thế nhưng rõ ràng trong cuộc sống do những ham muốn của bản thân lớn hơn những hiểu biết của mình mà đôi lúc con người bất chấp cả quy luật nhân quả, để rồi sau này hối hận đến cùng cực. Nhất là ngày hôm nay khi mà cuộc sống càng ngày càng hối hả và sự cạnh tranh mỗi lúc một khốc liệt thì chính con người càng lúc càng bỏ qua quy luật nhân quả để rồi chuốc lấy những hậu quả cực kỳ tai hại. Cuộc sống chạy theo đồng tiền thì chắc chắn  đến một lúc nào đó, ngoài tiền ra con người chẳng có gì cả khi mà những thứ cách đây vài chục năm còn là hiển nhiên như không khí sạch và mát mẻ thì trong ngày hôm nay đã trở thành hiếm hoi và đắt đỏ.

Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người

Khi đã biết cuộc đời của con người do nghiệp nhân của mình tạo ra hãy biết bản thân mình là người thợ tự xây dựng nên đời mình và chính mình là kẻ sáng tạo mà không tin tưởng ở mình thì còn tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy chính là một sức mạnh vô cùng qúy báu có thể làm cho con người dám hoạt động cũng như dám hy sinh hăng hái làm điều tốt. Vì những hành động tốt đẹp ấy, mà họ biết sẽ là những cái nhân quý báu và đem lại những kết quả đẹp đẽ.

Trong xã hội hiện đại chắc chắn nhân quả được hiểu giống như một luật thưởng phạt công bình. Bởi thế mà có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác. Luật nhân quả theo quan điểm của Phật giáo đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy và nó không phải chỉ là luật thưởng phạt bình thường mà chắc chắn là một luật cần thiết cho nhu cầu đời sống và sự tiến bộ của con người.

Loading...