Trong mắt Phật, trên thế giới này không thật sự tồn tại đau khổ và buồn chán thật sự, chỉ vì ngu dốt của mọi người che mất ánh sáng của chân lý và trí tuệ cho nên mới có các hiện tượng buồn chán. Nhà Phật gọi các đau khổ và buồn chán trên thế giới là “Vô minh”, vô minh này sinh ra từ ham muổn trong lòng người và khiến cho con người ở lại trạng thái mất tự do.

Trong cuộc sống bình thường, nếu người khác muốn mình vui, nói mấy câu dễ nghe, chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng; muốn chúng ta buồn chán, nói xấu mấy câu, chúng ta sẽ bức xúc ngay lập tức. Như vậy chúng ta sẽ bị người khác nắm bắt, điều khiển và sẽ mất đi quyền tự chủ. Sống không có quyền tự chủ là một chuyện rất bi ai!

Với những người tâm không trong sáng, vô minh có sức mạnh rất lớn. Có một lần Phật đang thuyết pháp, có một người phụ nữ ngồi bên cạnh Phật nhập định, Bồ tát Văn Thù hỏi Phật: “Thưa Đức Phật! Tại sao người phụ nữ này có thể ngồi bên cạnh Phật và nhập tam muội? Con mang tiếng là người có trí năng nhất mà sao lại không thể làm thế được?”

Phật trả lời: “Con hãy dẫn cô ấy đi ra khỏi định rồi con hỏi.”

Bồ tát Văn Thù liền đi quanh người phụ nữ ấy ba vòng và dùng tay chỉ vào nhưng cô ta không chút động lòng, Bồ tát Văn Thù thậm chí còn nâng cô ta lên đến phàm thiên, dùng hết thần lực cũng không thể dẫn cô ta đi ra khỏi định.

Loading...

Lúc bấy giờ Phật mới nói: “Bây giờ cho dù có mấy trăm mấy nghìn Bồ tát Văn Thù cũng không thể đưa người phụ nữ này ra khỏi định. Nếu muốn cho người phụ nữ này ra khỏi định chỉ có Bồ tát Võng Minh ở 42 quốc thủ Hằng Sa nằm ở thế giới hạ phương mới làm được.

Không lâu sau đó, Bồ tát Võng Minh hiện ra ở dưới đất, sau khi tham bái Phật, đi đến đằng trước và dùng tay chỉ vào người phụ nữ. Người phụ nữ này ra khỏi định ngay lập tức.

Võng Minh chính là vô minh. Thiền định, không bị những thứ bên ngoài ảnh hưởng, không nên coi thường sức mạnh của vô minh buồn chán, khi vô minh quẫy nhiễu tinh thần, không thể không cẩn thận.

Trong Phật kinh có nói “Định lực”, tức là “bền lòng” mà mọi người hay nói, muốn đạt được thành công thì phải rèn luyện trước tâm linh của con người, nếu trong tâm lý có thể chịu được sự rèn luyện của môi trường, người và các thứ xung quanh, có thể làm được không dao động, không tản mạn, không buồn chán thì sẽ có thể bảo vệ tâm niệm để chuẩn bị cơ sở tốt cho thành công.

Loading...