Tết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.

Thanh minh là dịp tiết trời mát mẻ, trong sáng. Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộhội đạp thanh.

“… Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh…”

Loading...

( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

 

Lễ Tảo Mộ

Nhân dịp Tết Thanh Minh, mọi người rủ nhau đi thăm viếng tất cả các mộ phần của ông bà tổ tiên, cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết thì đắp bồi, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Xong công việc, mọi người cùng nhau về, họ nào cũng làm lễ tế Tổ, mọi nhà làm lễ cúng gia tiên.

Ở ta, phong tục cổ truyền đan xen với lễ thức Trung Hoa: Có nơi tảo mộ tháng chạp, nhiều nơi tảo mộ tháng Giêng, một số nơi tảo mộ tháng Ba… không theo lịch thiên văn mà thường chọn ngày Rằm. Thời Lý, Trần, Tết Thanh Minh cũng chưa có quy định gì rõ rệt.

Vào dịp tiết Thanh minh, trước khi đi tảo mộ, người ta thường sắm một lễ mặn nhỏ gồm : hương, nến, trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt ( chân giò, gà luộc hoặc đơn giản là một khoanh giò nạc ) và hoa quả. Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Gia chủ thắp đèn, nhang, vái ba vái vị linh thần thổ địa rồi khấn.

Hội Đạp Thanh

Trong lễ này còn có hội Đạp thanh ( dẫm lên bãi cỏ xanh ). Vào lễ tiết này ngoài việc tảo mộ, dân gian còn có dịp đỉ chơi xuân.

Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh. Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.

Loading...