Sư thầy Thích Tâm Nguyên thuyết pháp về chủ đề “Thiện và ác” tại chùa Hoằng Pháp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Thiện và ác là hai yếu tố trái ngược trong một con người, hiểu được bản chất của chúng sẽ giúp bạn có được những hành vi lời nói đẹp, tránh xa cái xấu.

Thiện và ác được xem như một thước đo đánh giá đạo đức và nhân cách của con người. Có những hành vi được tuân theo một chuẩn mực đạo đức nào đó được xem là tốt, là thiện, và lệch đi chuẩn mực đó thì là xấu, là ác. Đồng thời nó cũng chịu những sự chi phối của xã hội, quy định, phong tục… bởi vậy mà một hành vi cụ thể nào đó trong một số trường hợp nó được xếp vào là thiện, nhưng sang một khía cạnh khác có thể nó chưa tốt, là ác nhân. Ví dụ như giết người trong một số trường hợp là tội ác, nhưng nếu là để tự vệ hay bảo vệ người khác thì xã hội sẽ có cách nhìn khác về người gây nên tội đó, một cách nhìn khoan dung hơn.

Trong Phật giáo, thiện được định nghĩa là những suy nghĩa, lời nói, việc làm làm nên lợi ích cho mình, cho người và các chúng sinh khác, và ngược lại thì là ác. Những người tạo nghiệp thiện sẽ có được sự an vui, hạnh phúc, thanh thản trong tâm hồn và đời sống, trái lại nghiệp ác luôn mang đến sự đau khổ và bất an.

Ngoài ra cái thiện và ác còn được thể hiện chính qua tâm lý, buồn, vui, lo lắng, đau khổ, thất vọng… đều là một hình thái biểu hiện của thiện hay ác. Và chính trạng thái tâm lý này sẽ dẫn đến những hành động và lời nói tốt hay xấu tương xứng.

Thiện và ác, xét trong trạng thái tâm lý hay hành vi cụ thể đều được Phật giáo chia làm những nhóm cụ thể. Nhưng so với các quan niệm trong xã hội đời thường, thì trong Phật giáo cái thiện và ác được hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn. Và mỗi khi mình có được những hành vi, lời nói đẹp, làm nên nghiệp thiện thì sẽ có được sự giải thoát, là một cách tu tập của các nhà sư. Và con người trong xã hội, nếu luôn hướng mình đến những việc thiện thì xã hội sẽ công bằng, ấm no, hạnh phúc.

Loading...
Loading...