Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến. Chia làm hai thời kỳ:

     Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu – Phùng Nguyên.

     Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun – Đông Sơn.

Nước Văn Lang thời xưa
Nước Văn Lang thời xưa

Lịch sử hình thành và phát triển nước Văn Lang

   Thời kỳ đầu dựng nước Văn Lang có 18 đời vua Hùng Vương (năm 2879 tới năm 258 tr. Công nguyên) chia làm hai giai đoạn : giai đoạn đầu gồm nhà nước Văn lang và nhà nước Âu Lạc.

Loading...

Thời đại Hùng Vương với 18 triều đại tức 18 Chi kéo dài 2.581 năm. Chi Hùng Vương đầu tiên là Chi Cán có hiệu vua Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục với số năm giữ vương quyền là 86 (từ 2879-2794 tr. CN). Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép rằng :”Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh cháu ba đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hố Nam – Trung Quốc) gặp một nàng tiên lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trai trưởng là Đế Nghi lam vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỹ.” Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ Bắc giáp Động Đình hồ (tỉnh Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (nước Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên), phía Đông giáp biển Nam Hải.

Vẫn theo Việt Nam sử lược và Sổ tay Báo cáo viên năm 2005, Chi thứ hai là Chi Khan hiệu vua là Lạc Long Quân (2793-2525) húy Sùng Lãm lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ và đẻ ra một lần được một trăm người con trai rồi chia đôi, kẻ lên núi người xuống biển. Khoa Khảo cổ học, Dân tộc học và Tiền sử đã giúp cho các nhà nghiên cứu sử học xác định dân Bách Việt thời thượng cổ đã sinh tụ dàn trải khắp đất nước Trung Hoa, trước ở Hoa Bắc rồi vượt sông Hòang Hà xuống sinh tụ ở Hoa Nam sau khi bị Hán tộc đánh đuổi đi và nhà nước Văn Lang được thành lập có cương vực như lãnh thổ Bắc Bộ ngày nay kể luôn cả tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành là: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Cửu Đức, Chu Diên, Tân Xương, Bình Văn, Kê Từ, Bắc Đái (theo VSL).Kinh đô là Phong Châu (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú và có đền thờ các vua Hùng). Các vua Hùng thay nhau làm chủ đất nước đầu tiên của dân Việt (Lạc Việt), tới đời thứ 18 là vua cuối cùng thuộc Chi Quý hiệu Hùng Duệ Vương húy Huệ Lang (408-258 Tr. CN).

Vào khoảng năm 218 (tr.CN) cuối đời Hùng Vương thứ 18, Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt 6 nước ở Hoa Bắc, Hoa Trung (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần) đã đưa quân tràn xuống phía Nam đánh chiếm tiếp Hoa Nam thuộc vùng Lĩnh Nam (ta có sách ghi chép các sự kiện huyền thoại trong sách “Lĩnh nam trích quái”) gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây rồi xâm phạm nước Văn Lang (không có người lạnh đạo – có thể vua Hùng 18 đã qua đời nhưng không người thay thế) do tướng Đồ Thư lãnh đạo 50 vạn quân. Cuộc kháng chiến (vào rừng đánh du kích) của nhân dân Văn lang với quân xâm lược nhà Tần kéo dài từ năm 214 đến năm 208 (Tr.CN) thì châm dứt do Tần Thủy Hoàng qua đời. Thời gian này, dân Lạc Việt (nước Văn Lang) liên kết với dân Tây Âu do Thục Phán (một thủ lĩnh nước Thục, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, di cư tới đất Âu Lạc nắm lấy cơ hội – theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc) lãnh đạo chống quân xâm lược phương Bắc nên đã chuyển sang nước Âu Lạc ra đời với tên vua tự xưng là An Dương Vương (257-207 tr.CN) đóng đô ở Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

Về Mô hình xã hội nước Văn Lang
– Đứng đầu đất nước là vua Hùng thế lập cha truyền con nối.
– Giúp việc bên cạnh vua có các quan Lạc hầu (gọi là Hồn)
– Lạc tướng là chức quan cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ).
– Dưới Lạc tướng là chức Bồ chính đứng đầu các làng, bản.

– Dân gọi là Lạc dân – Lạc dân làm kinh tế gia đình nộp tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho Nhà nước Văn Lang. Nghề chính là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu bò, lợn gà, đánh cá, săn bắn. Ngoài ra còn có các nghề thủ công như làm gốm, chế tác đồ đá, đan lát tre nứa, đan lưới, dệt vải, nấu đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ v.v… Đã xuất hiện một bộ phận làm nghề buôn bán đổi chác.

– Có một tỷ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng thần bộc nữ lệ) phục vụ gia đình quí tộc trong nhà nước Văn Lang. Ở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua Hùng và Lạc dân rất gần gũi “cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn, cùng xem hội” sử cũ gọi là “đời hồn nhiên” (Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 15).

Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội. Sách “Hậu Hán thư” viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều. Cũng có thể “luật Việt” mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.

Đời sống vật chất nước Văn Lang:

Ăn: Lương thực chủ yếu là gạo tẻ, gạo nếp nấu cơm; bữa ăn có thịt, cá, cua, lươn, ốc, ếch, rau, dưa, cà, kiệu. Gia vị dùng hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và nhiều loại rau thơm. Đã biết làm nhiều loại bánh kẹo, quốc tục là bánh dày, bánh chưng. Rượu dùng cúng lễ, cưới xin. tiệc ngọc, đãi khách.

: Kiểu nhà sàn là chủ yếu. Cung điện lầu các của vua cũng làm theo lối gác sàn.

Mặc: Vải còn hiếm. Ngày thường nữ mặc váy ngắn và yếm che ngực, nam đóng khô cởi trần. Ngày hội nữ mặc áo và váy dài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chìm, tay đeo vòng, cổ đeo hạt chuỗi, tai đeo hoa.
Đời sống tinh thần:
Tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa, tổ tiên, linh hồn người qua đời và các vật thiêng khác.
Cư dân thích trang trí nhà cửa đồ dùng, thích đồ trang sức, rất yêu văn nghệ ca hát nhảy múa. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống, chiêng, cồng, mõ, đàn bầu. Ca dao tục ngữ và chuyện kể đã phát triển.
Về quốc phòng:
Lực lượng quân sự có quân thường trực và quân hương dũng (dân binh), vũ khí có gậy, tay thước, giáo, lao, nồ, rìu chiến, dao găm. Hành quân đĩ bộ hoặc đi thuyền, các vị tướng cưỡi ngụa hoặc voi. Trường huấn luyện quân sĩ đặt ở cẩm Đội (Thụy Vàn).
Về ngoại giao:
Phương lược ngoại giao của các Vua Hùng là mềm dẻo thân thiện và bảo vệ chủ quyền. Đời Chu Thành Vương, vua sai đem biếu con chim trĩ trắng, vua Chu biếu lại cỗ xe chỉ Nam*. Song đa cự tuyệt gay gắt và chuẩn bị đối phó khi Việt Vương Câu Tiễn muốn ép làm chư hầu.”
Kinh đô nước Văn Lang:
Triều Hùng Vương đóng đô à thành Văn Lang (nay là Việt Trì). Tập truyền rằng:
– Cung điện nhà vua dựng ở gò Làng cả thôn Việt Trì (khu Mì Chính).
– Tháp Lọng (Kim Đức) là nơi các Lạc Hầu ở.
– Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt trường huấn luyện quân sĩ.
– Nông Trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua.
– Chợ Lú là chợ mua bán lúa gạo.
– Đồng Lú Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước.
– Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho công chúa Ngọc Hoa và xẩy ra câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh.
– Xứ đồng Hương Trầm hoàng tử Lang Liêu trồng lúa nếp thơm, làm bánh dày, bánh chưng.
– Lầu Thượng, Lầu Hạ là khu lầu các vợ con vua ố.
– Thậm Thình là tiếng tượng thanh nhắc lại làng đó đã có lần giã gạo mấy ngày đêm, dâng vua.
– Làng Khang Phụ, làng cổ Tích có mộ của các vua

Nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam – mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Loading...