Có một vị thiền sư từng nói thế này: “Mang trí tuệ để xử lý việc của mình, dùng trí tuệ để đối xử với người khác.” Những ngưòi bình thường cảm thấy việc dùng trí tuệ soi chiếu nội tâm của mình có vẻ là việc dễ dàng, nhưng dùng lòng từ bi để thể nghiệm tâm của người khác thì rất khó làm. Thực ra trí tuệ và từ bi có thể bổ trợ cho nhau. Trong nhà Phật, diệu pháp đích thực do trí tuệ bộc lộ ra, từ bi đích thực dùng sức mạnh của trí tuệ để thúc đẩy, có lúc phổ độ chúng sinh cũng cần dùng những thủ đoạn nho nhỏ.

Mọi người đều biết Nhất Hưu thiền sư là một vị thiền sư nổi tiếng của Nhật Bản, ông là hóa thân của Sự thông minh. Câu chuyện hòa thượng Nhất Hưu lấy vợ là ví dụ điển hình cho việc dùng trí tuệ để hành thiện. Hòa thượng làm sao lại lấy vợ? Câu chuyện vốn là thế này:

Một hôm, Nhất Hưu thiền sư đang ngồi thiền trong phòng thì có một tín đồ chạy vào khóc lóc về việc mình chữa bệnh mà bây giờ nợ chất cao như núi. Nay chủ nợ ngày nào cũng bức bách phải trả tiền, ông ta cả ngày sợ hãi trốn tránh, đêm mới dám về nhà.

Những ngày tháng như vậy ông ta không muốn trải qua nữa, chỉ muốn chết cho xong. Nhất Hưu tìm lời nhẹ nhàng khuyên can ông ta, hỏi ông ta xem ngoài cái chết ra còn cách nào khác không, tín đồ lắc đầu nói không có, lại nói ngoài một đứa con gái còn nhỏ ra ông ta chẳng còn gì hết, điều này thật gây khó khăn cho Nhất Hưu.

Tín đồ thấy vậy, càng khóc to nói: “Không thể sống được, không thể sống được, chỉ tiếc cho con gái con chỉ còn cô đơn một mình trên thế gian này.”

Loading...

Nhất Hưu thiền sư nghe xong, vội nói với tín đồ: “Ta có cách rồi, ông chằng phải còn có một đứa con gái ư? Ông có thể nhanh chóng tìm cho nó một chàng rể, để chàng rể trả nợ cho ông.”

Tín đổ nghe xong ngẩn người ra, tuyệt vọng nói: “Sư phụ! Người không biết rồi, con gái con là nhi đồng tám tuổi, có ai lấy nó chứ?”

“Vậy ông gả con gái cho ta đi, ta thay ông trả nợ.” Nhất Hưu thiền sư mỉm cười nói với ông.

Tín đồ nghe xong, liền biến sắc mặt đáp: “Đây… đây cứ như là trò đùa vậy! Người là sư phụ của con, làm sao có thể làm con rể con? Huống hồ con gái con còn nhỏ như vậy?”

Nhưng Nhất Hưu thiền sư không để ý, chỉ xua xua tay bảo ông ta: “Không vấn đề gì, ta làm con rể ông, nhất định giúp ông trả nợ. Ông mau về chuẩn bị việc này đi.”

Tín đồ này luôn tin tưởng vào trí tuệ và năng lực của thiền sư Nhất Hưu, quay về tuyên bố với hàng xóm xung quanh: Ngày này tháng này thiền sư Nhất Hưu sẽ đến nhà làm con rể. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, tin Nhất Hưu thiền sư lấy vợ chấn động toàn thành. Tới ngày nghênh thân, những người tới xem náo nhiệt tụ tập trước cửa nhà tín đồ nọ đến mức nước cũng không lọt qua được.

Nhất Hưu thấy vậy bày bàn ghế, nghiên bút tứ bảo, múa bút mài mực trước cửa nhà. Tiếp đó lấy ra “Hoa Vân tập” kí tên bán sách. “Hoa Vân tập” vốn là một danh tác gồm có cả thơ, ca, thư pháp, lại được Nhất Hưu kí tên, đúng là như gấm thêm hoa. Mọi người nhìn thấy liền tranh nhau mua, quên mất cả việc mình tới xem gì. Chỉ chốc lát đã có được mấy giỏ tiền.

Nhất Hưu thiền sư hỏi tín đồ: “Từng này tiền có đủ trả nợ chưa?”

Tín đồ mừng tới chảy nước mắt, liên tục nói: “Đủ rồi, đủ rồi, đủ rồi! Đa tạ sư phụ! Đa tạ sư phụ! Sư phụ, người thật thần thông quảng đại, một lúc đã biến ra nhiều tiền thế này!” – Ông ta vừa nói, vừa khấu đầu tạ ơn Nhất Hưu.

Nhất Hưu thiển sư vội kéo ông ta dậy nói: “Vấn đề được giải quyết rồi, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, ta không cần làm con rể nữa, vẫn làm sư phụ của ông!” Nói rồi quay người đi.

Đúng là: Đời người chuyện không như ý thường chiếm đến tám, chín phần mười, người giải quyết được thì vô lo vô nghĩ, người không giải quyết được thì ngày ngày u sầu. Một đời người lương thiện, từ bi cố nhiên quan trọng, nhưng thông minh, cơ trí cũng không thể thiếu. Người trong thế giới này nên đem đầu óc thông minh để dùng vào việc thiện, đó mới là cứu nhân độ thế.

Loading...