Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng.


Phía đông với các dãy núi non trùng điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.

Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm.
 Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò vv…

Người xưa nói: Núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau.Từ núi Hùng nhìn ra phía trước ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ ao nước lớn lên. Phía sau mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng cắp thư. Phía bên phải – quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục. Phía bên trái – quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ. Làng Cổ Tích bên chân núi nằm trên lưng một con ngựa ghi cương. Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình.

Khu di tích Đền Hùng có tổng diện tích tự nhiên trên 1.000 ha, được xác định trong tọa độ địa lý: từ 210 24ph08 giây đến 210 28 ph 76 giây vĩ độ bắc, từ 1040 77ph 15 giây đến 104 0 81 ph 68 giây kinh độ đông, thuộc phần đất trong địa giới hành chính của 7 xã: Hy Cương, Chu Hóa, Tiên Kiên, Thanh Đình – huyện Lâm Thao; Phù Ninh , Kim Đức –huyện Phù Ninh và xã Vân Phú – thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa màu viền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm. Tương truyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.

Loading...

Lịch sử các vua hùng  

“Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Cũng vì vậy, “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà ngàn năm.”  Khi nghiên cứu về Đền Hùng chúng ta không thể bỏ qua lịch sử các đời vua Hùng cũng như phả hệ họ Hùng.

TT Hiệu vua Húy Tuổi thọ Số năm làm vua
1 Kinh Dương Vương Lộc Tục 260 215
2 Lạc Long Quân Sùng Lâm 506 400
3 Hùng Quốc Vương Lân Lang 260 221
4 Hùng Diệp Vương Bảo Lang 646 300
5 Hùng Hy Vương Viên Lang 599 200
6 Hùng Huy Vương Pháp Hải Lang 500 87
7 Hùng Chiêu Vương Lang Liêu Lang 692 200
8 Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang 642 100
9 Hùng Định Vương Quân Lang 602 80
10 Hùng Úy Vương Hùng Hải Lang 512 90
11 Hùng Chinh Vương Hưng Đức Lang 514 107
12 Hùng Vũ Vương Đức Hiền Lang 456 96
13 Hùng Việt Vương Tuấn Lang 502 105
14 Hùng Ánh Vương Chân Nhân Lang 386 99
15 Hùng Triều Vương Cảnh Chiêu Lang 286 94
16 Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang 273 92
17 Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang 217 160
18 Hùng Duệ Vương Huệ Lang 221 150
Cộng: 2.796 năm

 Ngọc phả triều Hùng Vương nước Nam Việt lưu truyền mãi mãi cho miếu Duệ Tôn Điệt, thờ cúng dài lâu ghi trong từ điển. Truy cùng ở kỉ họ Hồng Bàng xưa kia Trung Hoa địa quốc, đóng đô Bắc Thành, lăng phần mộ tổ thiên táng tại núi Ngũ Nhạc thuộc Côn Luân, lấy Ngũ Hồ, Đại Hải, Nam Sơn làm nội Minh đường triều phục.

Theo truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ bọc trứng nở trăm con con trai đầu là Lân Lang làm vua 49 người con theo cha Lạc Long Quân  50 người con trai theo mẹ Âu Cơ

Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến. Chia làm hai thời kỳ:
* Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu – Phùng Nguyên.
* Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun – Đông Sơn.

Như vậy, Đền Hùng nằm ở miền trung tâm dân cư đứng đầu vương quốc Văn Lang vào thời đại Hùng Vương. Và chính những cư dân ở thiên niên kỉ cuối cùng trước công nguyên, đã từng chọn núi Cả cao nhất vùng để tiến hành những nghi lễ cổ xưa của mình: thờ trời, thờ đất, thờ lúa… Những dấu ấn văn hóa ban đầu đó đã tạo nên một Đền Hùng lịch sử nhiều giai đoạn khác nhau. Đó là tín ngưỡng thờ Phật tại ngôi chùa Thiên Quang, thờ thần núi – các vua Hùng là những người có công với nước tại đền Hạ. Đền trung, đền thượng và thờ hai bà chúa Tiên Dung- Ngọc Hoa con vua Hùng thứ 18 tại đền giếng. Vì vậy, không giống với các lễ hội truyền thống của một số quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thế giới, và lại càng khác hẳn với những cuộc hành hương của người Hồi giáo, người Thiên Chúa Giáo về miền đất Thánh, người Việt Nam cũng có cuộc hành hương nhưng là hành hương về nơi cội nguồn dân tộc để dâng hương giỗ Tổ Hùng.

Đền Hùng còn được gắn liền với nhiều truyền thuyết được tương truyền trong dân gian như:Bọc trăm trứng;Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng);Bánh dày bánh chưng;Dưa hấu;Chử Đồng Tử, Sơn Tinh – Thủy Tình;Cột đá thề.

Tài liệu tham khảo :

-Cuốn “Hùng Vương dựng nước tập 1,2,3,4” xuất bản năm 1970,1972,1973,1974.
-Cuốn “Thời đại Hùng Vương: Lịch sử- kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội”, xuất bản năm 1973 của tác giả Văn Tâm.
-Cuốn sách “ Đền Hùng di tích và cảnh quan”, xuất bản năm 2000 của tác giả Phạm Bá Khiêm.
-Cuốn sách “Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh” do Lê Lựu chủ biên xuất bản năm 2005.
-Cuốn “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa quốc gia” của tác giả Lê Tượng và Phạm Hoàng Oanh, xuất bản năm 2010.

Loading...